Vắc-xin phế cầu tiêm mấy mũi và lưu ý quan trọng cho ba mẹ

Thực hiện đầy đủ các mũi vắc-xin cho con yêu không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Trong những mũi tiêm đầu đời, vắc-xin phế cầu cũng là loại thuốc quan trọng cần được tiêm đúng theo lịch và thực hiện đầy đủ các mũi. Vậy vacxin phế cầu tiêm mấy mũi là đủ và ba mẹ cần lưu gì khi trẻ tiêm phòng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vacxin phế cầu tiêm mấy mũi? Khi vừa tròn 6 tuần tuổi, con yêu đã có thể tiêm phòng mũi phế cầu đầu tiên. Tùy theo độ tuổi mà số lượng mũi tiêm của trẻ sẽ khác nhau. Ba mẹ và người chăm sóc trẻ nên hiểu rõ vacxin phế cầu có tác dụng thế nào cũng như những lưu ý khi cho trẻ tiêm mũi này.

Nội dung bài viết:

  • Phế cầu là gì?
  • Có mấy loại vacxin phế cầu?
  • Vacxin phế cầu tiêm mấy mũi?
  • Tác dụng phụ của vacxin này
  • Chú ý khi tiêm vacxin

Phế cầu là gì?

Phế cầu là vi khuẩn có tên Streptococcus pneumonia. Chúng chính là thủ phạm gây bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng máu. Trẻ cần tiêm phế cầu tháng thứ mấy? Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng viêm phổi ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Triệu chứng bệnh do vi khuẩn này gây ra thường là sốt cao, ho nhiều đờm hoặc lẫn máu, đau ngực, thậm chí là tràn dịch phổi. Bệnh lây truyền qua sự tiếp xúc của trẻ với nước bọt, dịch mũi... của người bệnh hắt hơi, ho... lẫn vào không khí.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc phải các bệnh do loại vi khuẩn này gây ra. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, do nhiễm viêm màng não là 30% và nhiễm trùng máu là 20%.

Phế cầu cần tiêm mấy mũi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Vacxin phế cầu tiêm khi nào? Phác đồ cụ thể ra sao?

Vacxin phế cầu có mấy loại?

Hiện nay, ở nước ta, vắc-xin phế cầu có 2 loại khác nhau và được dùng cho những nhóm tuổi khác nhau:

  • Vắc-xin PCV 10 có tên thương phẩm Synflorix: Giúp ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khác nhau. Loại thuốc này được tiêm phòng cho các bé từ 6 tuần đến 5 tuổi, có tác dụng ngừa viêm tai giữa và viêm phổi.
  • Vắc-xin PPSV23 có tên thương phẩm Pneumo23: Tuy không có khả năng ngừa viêm phổi, viêm tai giữa nhưng có thể phòng ngừa 23 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Thuốc được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và chỉ chích 1 lần duy nhất (trường hợp trẻ bị giảm miễn dịch có thể sẽ tiêm nhắc lại).

Các loại vắc-xin được bào chế từ các thành phần của vi khuẩn như trên không sử dụng vi khuẩn sống. Do đó, trẻ có thể tiêm phòng các mũi thuốc này cùng lúc với các loại vắc-xin ngừa bệnh khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để mang lại hiệu quả ngừa bệnh tốt nhất, các bậc phu huynh nên cho trẻ tiêm đủ cả 2 loại vắc-xin phế cầu ở trên. Theo khuyến nghị của bác sĩ, PCV10 sẽ được tiêm trước PPSV23.

Vacxin phế cầu tiêm mấy mũi?

Trong lịch tiêm vắc-xin cho con yêu, nhiều ba mẹ cũng rất quan tâm đến việc mũi phế cầu tiêm mấy mũi và lịch trình của từng mũi. Nếu đang dự định cho trẻ tiêm loại vắc-xin này, bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Khi vừa tròn 6 tuần tuổi, con yêu đã có thể tiêm phòng mũi phế cầu đầu tiên. Tùy theo độ tuổi mà số lượng mũi tiêm của các thiên thần nhỏ sẽ khác nhau, vậy mũi phế cầu tiêm mấy lần? Cụ thể:

  • Dưới 7 tháng tuổi: Tiêm 3 mũi, 1 mũi nhắc lại
  • Từ 7 đến 12 tháng tuổi: Tiêm 2 mũi chính, 1 mũi nhắc lại
  • Trên 12 tháng tuổi: Tiêm 1 đến 2 mũi chính, 1 mũi nhắc lại

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ngay 5 địa chỉ tiêm phòng uy tín và chất lượng cho bé tại Hà Nội

Tác dụng phụ của vắc-xin phế cầu

Thông thường, con yêu khi được tiêm vắc-xin phế cầu sẽ gặp các tác dụng phụ phổ biến như sau:

  • Đau và sưng tại chỗ chích
  • Chán ăn
  • Sốt nhẹ

Song song đó là một số tác dụng phụ hiếm gặp ở trẻ khi tiêm vắc-xin phế cầu. Nếu gặp các triệu chứng này, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để theo dõi cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Quấy khóc dữ dội
  • Tiêu chảy
  • Nôn ói nhiều
  • Phát ban
  • Chảy máu hay tụ máu tại chỗ chích, vết tiêm sưng tấy
  • Trẻ sốt cao trên 40°C

Chú ý khi tiêm vacxin này cho trẻ

Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City khuyến cáo:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ phải được khám và theo dõi trước và trong quá trình tiêm và phải có chỉ định tiêm phù hợp bởi bác sĩ chuyên khoa nhi
  • Không tiêm khi trẻ đang sốt cao
  • Không được tiêm theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da
  • Trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, rối loạn miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi
  • Nên tiêm vacxin phế cầu trước khi trẻ được 2 tuổi, nhất là trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu gây ra
  • Sau khi tiêm, trẻ phải được theo dõi tại cơ sở tiêm trong ít nhất 30 phút - 1 tiếng và theo dõi tại nhà trong vòng 48-72 giờ. Khi có các biểu hiện bất thường cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Qua bài viết này, theAsianparent hi vọng đã giúp ba mẹ tìm câu trả lời cho vấn đề vắc-xin phế cầu tiêm mấy mũi. Một lưu ý nhỏ là bạn hãy cùng trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường do tác dụng phụ của loại vắc-xin này gây ra nhé.

Nguồn tham khảo: Vắc-xin phế cầu Synflorix (Bỉ): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen