Các hoạt động siêu hiệu quả cho phát triển của bé 0-12 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 Việc phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh từ khi chào đời -12 tháng tuổi sẽ là nền tảng cho phát triển trí tuệ, khả năng học tập của bé sau này. Những hoạt động dưới đây cần được áp dụng cho trẻ sớm nhất có thể.  


Chìa khóa thành công để giúp trẻ sơ sinh phát triển kĩ năng hiệu quả nhất

Bí quyết để thành công trong việc rèn luyện, phát triển kĩ năng của trẻ từ 0-12 tháng tuổi không hề khó như nhiều bố mẹ tưởng tượng. Điều quan trọng là tình yêu thương và thời gian dành cho con hàng ngày.

Bố mẹ càng nhạy cảm nhận ra khả năng, sở thích, tính tình của trẻ sớm bao nhiêu thì cơ hội để khuyến khích bé phát huy tiềm năng của con càng nhiều bấy nhiêu. Chính vì vậy, điều mà cha mẹ cần chuẩn bị trước khi hướng đến việc phát triển thể chất, trí tuệ cho trẻ là:

– Tình yêu thương thông qua cử chỉ, ôm ấp và lời nói sẽ giúp con luôn cảm thấy an toàn và tự tin trong năm đầu đời.

– Không cố gắng so sánh con mình với con nhà người khác. Mỗi em bé sẽ có một mốc phát triển riêng. Lúc này con chưa đạt được kĩ năng này không có nghĩa là con kém cỏi hay chậm phát triển.

– Mọi hoạt động rèn luyện, học tập cần từ từ và bình tĩnh.

– Các thiết bị máy tính điện tử như điện thoại, ti vi, … có thể làm cản trở phát triển của trẻ dưới 2 tuổi cũng như giấc ngủ của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Bố mẹ là tấm gương tốt nhất để con học hỏi mọi thứ, đặc biệt là hành vi và cảm xúc.

Dưới đây là các hoạt động hữu ích giúp phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh trong năm đầu đời dành cho bố mẹ tham khảo

Hoạt động phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi

Tập cho con nằm sấp. Những lúc bé ăn no, vui vẻ, hãy để bé nằm sấp. Lắc nhẹ đồ chơi có âm thanh, màu sắc cách mặt bé tầm 30cm để giúp con kích thích thị giác và sớm cứng cổ.

Luyện nhìn cho bé. Để bé nằm ngửa rồi đưa mặt bố mẹ lại gần bé. Từ từ nghiêng sang trái, sang phải để bé nhìn theo khuôn mặt của bố mẹ. Đừng quên mỉm cười và trò chuyện với bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mô phỏng các âm thanh cho bé nghe. Nói chuyện với bé bằng các tông trầm bổng khác nhau để kích thích thính giác của trẻ.

Phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh

Hoạt động phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi

Tập cho con vươn cổ. Đặt bé nằm sấp, gọi bé hoặc dùng đồ chơi đưa dần lên cao để bé nhìn theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để cổ chuyển động linh hoạt. Đặt đồ chơi trên cũi hoặc dùng các đồ có màu sắc, âm thanh thu hút sự chú ý của bé. Di chuyển đồ chơi theo nhiều hướng để kích thích bé nhìn theo.

Trò chuyện với bé thật nhiều. Bằng việc nói chậm, rõ ràng, mô phỏng các âm thanh, tiếng động cho con nghe. Nếu thấy bé ọ ẹ đáp lại thì bố mẹ nên trả lời và nói chuyện với bé như một cuộc trò chuyện thật sự. Khuôn mặt bố mẹ càng nhiều biểu cảm như cười, há miệng rộng, thè lưỡi, nhíu mày, … sẽ kích thích các giác quan của bé.

Phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh

Hoạt động phát triển kĩ năng dành cho bé 3-4 tháng tuổi

Bé nằm sấp chơi với gương. Dùng 1 chiếc gương dành cho trẻ nhỏ, đặt trước mặt bé và để bé thấy mặt mình, khuôn mặt của bố mẹ, v.v.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nói chuyện với con bằng nhiều tông giọng, các âm thanh lên bổng xuống trầm. Đây cũng là cách dạy trẻ thể hiện cảm xúc và bắt đầu bắt chước, mô phỏng âm thanh.

Cười với bé. Nụ cười của bé 3-4 tuổi đã bắt đầu mang ý nghĩa chứ không còn là phản xạ nữa. Hãy cười với trẻ thật nhiều và để con được nhìn thấy nhiều khuôn mặt như ông bà, cô chú, …Đây là lúc kĩ năng xã hội của con dần hình thành.

Hoạt động phát triển kĩ năng dành cho bé 5-6 tháng tuổi

Luyện cầm nắm cho bé. Để đồ chơi trước mặt bé, khuyến khích trẻ với lấy theo nhiều hướng.

Chơi trò âm thanh với bố mẹ. Mô phỏng các âm thanh vui nhộn, lấy tay bé vỗ nhẹ vào miệng bố mẹ trong lúc tạo âm thanh để con bắt chước nói theo.

Thời gian này nhiều trẻ thích phun mưa. Đây là một phần của kĩ năng ngôn ngữ. Đừng mắng mỏ trẻ mà nên cùng con tạo ra các tiếng động vui nhộn để thị giác và thính giác được tăng cường phối hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh

Hoạt động phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh 7-8 tháng tuổi

Rèn luyện sự dẻo dai của cơ. Đặt đồ chơi bên cạnh người bé (không phải là đằng trước nữa) để bé quay người với lấy. Nhờ đó tập cho con giữ được thăng bằng.

Tập cho bàn tay con linh hoạt. Trò chơi gắp đồ bỏ vào giỏ hoặc hộp sẽ rất phù hợp với bé ở tháng này vì con bắt đầu có thể sử dụng các ngón tay cầm nắm đồ vật có kích cỡ nhỏ. Đây cũng sẽ là nền tảng để con rèn kĩ năng bốc nhón rồi chuyển sang cầm thìa.

Cho bé tập đứng. Ban đầu là đỡ ở mông bé rồi dần dần chuyển sang đỡ phần đầu gối, chân cho đến khi con có thể đứng vững.

Bật nhạc tập cho bé nhảy. Giữ nách con và bật nhạc, khuyến khích bé chuyển động theo điệu nhạc.

Gọi tên bé và các đồ vật cho con nghe thường xuyên để giúp con phát triển kĩ năng nói.

Cùng bé chơi trò ú òa. Con sẽ rất vui vẻ cũng như bắt đầu làm quen với sự xa cách.

Phát triển kĩ năng trẻ sơ sinh

Hoạt động phát triển kĩ năng dành cho bé 9-10 tháng tuổi

Tập cho con bốc nhón. Cắt thức ăn có độ mềm vừa phải với độ dài hợp cho bé bốc nhón. Nhờ đó, giúp con nhận biết màu sắc, mùi vị cũng như phối hợp đôi bàn tay khéo léo.

Dạy bé vỗ tay. Cùng hát những bài hát vui nhộn và vỗ tay cho bé xem.

Hoạt động phát triển kĩ năng dành cho bé 11-12 tháng tuổi

Trò chơi giấu đồ. Một miếng vải nhỏ và che đi các đồ chơi yêu thích của bé. Khuyến khích bé tìm xem có đồ gì giấu dưới tấm vải. Hoạt động này giúp con rèn khả năng phán đoán và ghi nhớ.

Để bé tập bò và tập đi. Dọn lại nhà cửa cho gọn gàng và an toàn để đảm bảo con có không gian rộng rãi khám phá mà không bị ngăn cản.

Rèn cho con thể hiện nhu cầu của mình. Hãy hỏi bé và chỉ cho bé thấy thứ mình cần. Bé sẽ học theo và biết dùng tay để chỉ lấy. Nếu con muốn đồ gì, hãy mang đến 2 thứ và hỏi xem bé sẽ chọn cái nào.

Trò chơi bắt chước. Cho bé xem cách chải đầu, đánh răng, xúc thìa, … để bé nhìn và bắt chước làm theo. Nếu con không chịu làm theo, hãy cầm tay bé nhẹ nhàng hướng dẫn con.


Theo The Asianparent 

Bài viết của

Minh Hương