Trẻ 10 tháng tuổi - Con bắt đầu tập đứng lên đi và biết ghen tị, mè nheo

Bé 10 tháng tuổi có khuynh hướng biểu hiện cá tính đặc trưng, như một số bé sẽ không cho người khác động vào đồ chơi của mình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 10 tháng tuổi – đây là giai đoạn tuyệt vời trong sự phát triển của bé. Bé đã có thể bò, nói bi bô, bắt chước hành động và ghen tị khi mẹ bế một bé khác. Mẹ có bao giờ thắc mắc rằng bé 10 tháng biết làm gì hay chưa? Cùng theo dõi các thông tin dưới đây mẹ nhé:

  • Đặc trưng phát triển của bé 10 tháng
  • Kỹ năng vận động
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Sự phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp
  • Trí não và giác quan
  • Sự phát triển về cảm xúc
  • Giấc ngủ của bé 10 tháng
  • Khả năng ăn uống

Đặc trưng phát triển trẻ 10 tháng tuổi

Ở mốc 10 tháng tuổi, trẻ đã đạt mức cân nặng gấp gần 3 lần so với lúc mới sinh. Chiều dài của bé cũng tăng lên đáng kể, khoảng 15cm so với khi mới chào đời. Tuy vậy mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng và quá trình phát triển của bé cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Từ 9 – 10 tháng tuổi
Chiều dài Bé trai: 68,9 – 78,9cm; trung bình: 73,9cm; Bé gái: 67,7 – 77,3cm; trung bình: 72,5cm.
Cân nặng Bé trai: 7,5 – 11,5kg; trung bình: 9,5kg; Bé trai: 7,5 – 11,5kg; trung bình: 9,5kg.
Vòng đầu Bé trai: 43,2 – 48,4cm; trung bình: 45,8cm; Bé gái: 42,4 – 47,2cm; trung bình: 44,8cm.
Vòng ngực Bé trai: 41,9 – 49,9cm; trung bình: 45,9cm; Bé gái: 40,7 – 48,7cm; trung bình: 44,7cm.
Thóp Thóp trước tiếp tục thu nhỏ.

Kỹ năng vận động

Vận động thô

Đối với vận động thô thì trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì?

– Khi bé bò, tứ chi đã có thể duỗi thẳng.

– Có thể dùng tay chống xuống đất.

– Có thể vịn vào đồ vật trong nhà vừa di chuyển tay vừa bước ngang.

– Con có thể tự mình bò lên ghế rồi từ ghế bò thở xuống.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Khi em bé 10 tháng tuổi đứng một mình hoặc được vịn, bé đã biết từ đứng chuyển sang ngồi, rồi từ ngồi chuyển sang nằm một cách có ý thức.

– Khi đứng vịn vào vật, bé biết một tay vịn vào vật, rồi khom người xuống, dùng tay kia để nhặt đồ chơi lên.

– Biết bỏ vật trong tay mình.

Vận động tinh

Đối với vận động tinh thì trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Bé 10 tháng tuổi có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ một cách thành thục.

– Một tay có thể cầm được hai vật nhỏ. Một số bé còn biết phân công sử dụng hai tay, một tay giữ vật, một tay chơi.

– Sau khi treo những đồ chơi lên, bé biết dùng tay đẩy những đồ chơi này cho  nó lay động.

– Biết dùng tay chỉ ra những bộ phận trên cơ thể như đầu, tay, chân….

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Khả năng thích ứng

– Bé có thể cầm những vật nhỏ từ trong đồ đựng ra. Nếu những vật này bị rơi thì bé biết nhìn theo.

– Nếu thấy người lớn cất đồ vật đi, bé sẽ đi tìm đồ vật bị giấu, nhưng cho dù đồ vật bé nhìn thấy bị giấu ở nhiều nơi thì bé cũng chỉ biết tìm ở một nơi.

– Bé bắt chước được nhiều động tác hơn như xoa xà phòng lên người, đút thức ăn cho người khác…, bắt đầu phát hiện ra mình cũng là một “vật thể”.

– Có biểu hiện thích sử dụng một tay và một bên cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Bé biết đưa tay ra đỡn lấy cốc nước khi uống; khi người lớn mặc đồ cho bé, bé cũng biết vươn tay ra để giúp đỡ.

– Sợ làm những hoạt động quen thuộc quen thuộc thường, thích làm những việc mới.

Phát triển về mặt ngôn ngữ và giao tiếp

Ngôn ngữ

Đối với ngôn ngữ trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì?

– Biết nói hai chữ nhưng không rõ ràng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Có thể phối hợp giữa động tác và lời nói như “không” và lắc đầu; “tạm biệt” và vẫy tay….

– Luôn nói đi nói lại một chữ, dù hỏi gì bé cũng đều trả lời như vậy.

– Bé cảm thấy thích thú khi nghe chữ quen thuộc; có thể nghe hiểu một số câu mệnh lệnh và làm theo như “mang đồ chơi đến cho mẹ”.

Hành vi giao tiếp

Trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì và giao tiếp với gia đình như thế nào?

– Khá nhạy cảm với những bé khác, nếu nhìn thấy bố mẹ bế trẻ khác thì bé sẽ khóc.

– Bé chỉ thích một hoặc một vài món đồ chơi, tỏ ra dịu dàng với búp bê.

– Có khuynh hướng biểu hiện cá tính đặc trưng, như một số bé thì không cho người khác động vào đồ chơi của mình, một số bé khi thấy đồ vật của người khác thì lại đòi; một số bé hào phóng đem đồ vật của mình cho người khác hoặc chia sẽ với người khác.

– Biết chơi trò bắt chước như vỗ tay chào đón, vẫy tay tạm biệt, vỗ về cho búp bê ngủ…

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi về trí não – giác quan

Thế giới đối với trẻ là một phòng thí nghiệm. Trừ những lúc ngủ, trẻ dành hầu hết thời gian để tìm hiểu mọi vật xung quanh. Trẻ nhận ra rằng mỗi vật đều có những mục đích sử dụng khác nhau và bắt đầu thử nghiệm chúng theo bằng cách bắt chước bạn hay áp dụng phương pháp thử sai.

Hãy chuẩn bị thấy trẻ đập, chọc phá, đưa vào miệng hoặc thậm chí ném những món đồ chơi đi vì những hành động này là một phần tất yếu của quá trình tìm hiểu. Trẻ cũng sẽ bắt đầu học cách sử dụng những vật dụng thường ngày  như đưa ly lên miệng hoặc bấm phím điện thoại (Đừng quên ngắt mọi kết nối trước khi đưa cho trẻ nhé!)

Để dạy bé 10 tháng tuổi thông minh, hãy thường xuyên tương tác với bé và để trẻ tự nhiên khám phá thế giới xung quanh dưới sự giám sát của người lớn mẹ nhé.

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi về cảm xúc

Hãy chú ý nghe các từ đầu tiên của trẻ và hãy nhớ rằng những từ đó có thể không giống với những gì bạn nói. Đó có thể được xem như là sự khởi đầu của việc trẻ liên kết thành công những âm điệu cụ thể với người hoặc vật. Chẳng hạn như tiếng nói đầu đời của phân nửa những đứa trẻ là gọi tên bố mẹ bằng “ba ba” và “ma ma”. Trẻ cũng thường đặt tên cho bình sữa hoặc chiếc chăn.

Việc trẻ gắn âm thanh với các đồ vật và cố gắng gọi chúng theo cách giống bạn là một bước tiến rất quan trọng trong kỹ năng giao tiếp.

Giấc ngủ

Trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ hai giấc ngắn trong ngày. Trong đó, giấc đầu khoảng từ 9 đến 10 giờ sáng, giấc còn lại là sau 12 giờ trưa. Và giấc ngủ của bé sẽ giảm xuống khi bé được 10 tháng tuổi, lúc này bé chỉ ngủ trưa khoảng một tiếng trong ngày. Bé sẽ ngủ một giấc ngắn vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Dấu hiệu mệt mỏi ở lứa tuổi này khá giống nhau như là ngáp, dụi mắt, đòi ôm mẹ hoặc đôi khi ngủ gục khi đang chơi.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không có gì phải lo lắng hay hoang mang khi 10 tháng tuổi rồi mà trẻ vẫn “mê” ngủ 2 giấc nhé! Nếu ba mẹ định bỏ một giấc ngủ ngắn cho con thì tốt nhất mẹ nên bỏ giấc ngủ lúc 9 giờ sáng, còn giấc ngủ lúc 12 giờ trưa nên được giữ lại.

Khả năng ăn của bé

Trẻ 10 tháng tuổi ăn được những gì? Để chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi luôn được khỏe mạnh và tăng cân đều, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ cố định 3 bữa ăn và dùng chữa chính để thay cho các bữa ăn dặm

Cho bé ăn thêm các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin, tốt cho sức khỏe.

Ngoài việc quan tâm đến trẻ 10 tháng tuổi ăn được những gì mẹ cần tập cho trẻ thói quen ăn uống. Thói quen này giúp mẹ kiểm soát các loại thực phẩm để bé không bị béo phì.

Dưới 1 tuổi thì sữa vẫn là yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ. Mẹ vẫn nên duy trì 3-4 cữ sữa mỗi ngày với lượng sữa cho mỗi cữ rơi vào khoảng 170 – 250ml.

Thức ăn đặc cũng không kém phần quan trọng. Hãy đa dạng hóa các loại thực phẩm và mùi vị để trẻ hứng thú với việc ăn uống. Không nên cho trẻ ăn cùng 1 loại thức ăn từ ngày này qua ngày khác. Điều này không chỉ hạn chế dinh dưỡng mà còn làm bé không thích thú trong ăn uống. Tốt nhất là mẹ nên tự chuẩn bị đồ ăn cho con thay vì mua các loại thực phẩm chế biến sẵn cho trẻ.

Việc tiêm vắc xin trong giai đoạn này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giúp trẻ phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Nguồn tham khảo: Trẻ 10 tháng tuổi biết làm những gì? – Vinmec

Bài viết của

MeKrobis