Mẹ có biết: Phân của bé sơ sinh thay đổi theo từng tháng tuổi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phân em bé sơ sinh ở mỗi giai đoạn phát triển là khác nhau. Chẳng hạn: trong 24 giờ đầu, bé đi ngoài phân su, 6 tháng tuổi ăn dặm, phân sẽ đặc hơn.

Bé sơ sinh đi ngoài nhiều khiến cha mẹ lo lắng. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tại sao phân của bé mới sinh có màu đen? Cùng theAsianparent Việt Nam giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!

Phân của bé mới sinh

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, phân của trẻ thường là phân su. Lúc này, phân bé còn đen, dính và rất khó rửa sạch. Khi đi đại tiện, phân bé sơ sinh gồm các chất đã được tiêu hóa khi còn trong tử cung. Các chất này chủ yếu được tạo thành từ chất lỏng và tế bào. Do đó, phân thải ra không có mùi vì vi khuẩn chưa chạm vào ruột của bé.

Trẻ mới sinh đi ngoài phân su

Theo báo cáo từ trang Parenting Firstcry: "Trẻ sơ sinh sẽ đi đại tiện ít nhất 4 lần một ngày trong vài tuần đầu tiên. Thực tế, sau mỗi lần bú mẹ trẻ sẽ đi ngoài. Một ngày trẻ có thể đi ngoài hơn 12 lần. Do đó, các bậc cha mẹ đừng nên quá lo lắng nếu bé sơ sinh thường đi đại tiện trong ngày đầu."

Phân của bé sơ sinh trong những ngày tiếp theo

Phân của bé sơ sinh sẽ tiếp tục thay đổi về hình dạng và màu sắc. Chẳng hạn, phân có nhiều màu xanh lục, vàng đậm, có chất nhầy và sủi bọt. Tuy nhiên, những sự thay đổi này có tính nhất quán với từng giai đoạn phát triển của con nên điều này sẽ không gây ra sự bất thường nào.

Mặc dù vậy, một số trường hợp bé sơ sinh có vấn đề về tiêu hóa. Ví dụ, trẻ vẫn đi phân su khi đã được 4-5 ngày tuổi. Phân su là phân đầu tiên mà em bé sẽ thải ngoài sau khi mới chào đời, khoảng 24 giờ đầu tiên. Do đó, nếu phân su vẫn thải ngoài trong 4-5 ngày tiếp theo, cha mẹ cần cho bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Phân bé sơ sinh sẽ thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phân của bé khi ăn dặm

Khi bắt đầu được ăn thức ăn thô, phân của trẻ sẽ thay đổi và giống như người lớn. Điều này thường xảy ra vào khoảng 6 tháng tuổi khi trẻ ăn dặm.

Phân trở nên rắn, có màu sẫm và bắt đầu có mùi hôi. Tuy nhiên, màu sắc phân mà em bé đi ngoài phụ thuộc vào loại thức ăn đã được nạp vào cơ thể trước đó. Do đó, đôi lúc cha mẹ cũng có thể tìm thấy các miếng rau hoặc thức ăn thừa khác trong phân của con.

Màu sắc phân mà em bé đi ngoài phụ thuộc vào loại thức ăn đã được nạp vào cơ thể trước đó

Phân của bé sơ sinh bị táo bón

Cha mẹ cũng cần lưu ý nếu phân cứng khiến con gặp khó khăn khi đi đại tiện. Thậm chí, bé sẽ có cảm giác đau hoặc có vết thương ở hậu môn gây chảy máu. Đây có thể là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị táo bón. Lúc này, cha mẹ cần bổ sung các chất xơ, rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân gây ra táo bón là do chế độ ăn uống không cân bằng và sẽ hết trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu bé vẫn bị tình trạng này kèm theo đau bụng dữ dội và nôn mửa, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị.

Nếu bé khó đi ngoài và cảm thấy đau thì đây là dấu hiệu bé đang bị táo bón

Tóm lại, ở mỗi giai đoạn phát triển, phân em bé sơ sinh sẽ có màu sắc và hình dạng khác nhau. Do đó, cha mẹ cần chú ý tần suất và tình trạng phân khi con đi ngoài. Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện những triệu chứng bất thường để đưa con gặp bác sĩ ngay lập tức.

Theo theAsianparent Indonesia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le