Nổi mề đay khi mang thai thường xảy ra với các mẹ khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Tình trạng này không chỉ khiến bà bầu ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể gây ra nhiều nguy cơ rủi ro như suy hô hấp cấp, nhiễm trùng, sinh con non, thiếu máu sau sinh, thậm chí là sảy thai.
Vì sao mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai?
Bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết nổi mề đay sẩn ngứa là bệnh phát ban thường gặp nhất, thường xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh hay gặp ở phụ nữ mang thai lần đầu và hiếm khi gặp trong các lần mang thai tiếp theo.
Nguyên nhân chính là do:
- Cơ thể người phụ nữ thường bị thay đổi nội tiết tố
- Sử dụng thực phẩm có khả năng gây dị ứng, tiếp xúc với côn trùng, phấn hoa hoặc một số hóa chất gây phát ban.
- Tăng cân trong quá trình mang thai khiến da của bạn căng ra và mất độ ẩm gây ra ngứa và nổi mày đay.
- Mẹ bầu hay lo âu, căng thẳng, khả năng miễn dịch thấp cũng dễ bị dị ứng và nhiễm trùng.
Mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?
Mề đay là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng căn bệnh này có thể gây ra những tác động không hề nhỏ đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách.
Ở những trường hợp bị mề đay nhẹ, mẹ bầu thường bị mất ngủ do tình trạng ngứa ngáy khó chịu, lâu ngày có thể dẫn đến suy nhược cơ thể vì ăn không ngon, ngủ không sâu giấc.
Còn với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể khiến thai phụ phải đối mặt với các biến chứng như:
- suy hô hấp cấp
- nhiễm trùng
- sinh non
- thiếu máu sau sinh
- sảy thai
Với thai nhi, virus xâm nhập và gây hại qua da sẽ gây ra các hậu quả như:
- khiến cho các tế bào bị tổn thương
- làm đứt nhiễm sắc thể
- gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi (hở hàm ếch, tay chân thiếu ngón, đục thủy tinh thể…)
- ảnh hưởng hệ hô hấp nghiêm trọng
Hướng điều trị dành cho mẹ
Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị mề đay cho bà bầu bao gồm:
- Thuốc kháng histamin (Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadine,…);
- Thuốc mỡ steroid tại chỗ;
- Kem dưỡng ẩm;
- Thuốc steroid đường uống (chỉ áp dụng cho các trường hợp mề đay mẩn ngứa ở mức độ nặng).
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho bà bầu thường không được khuyến khích sử dụng. Do đó, điều trị mề đay bằng thuốc Tây y, các bà bầu cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ da liễu hoặc các bác sĩ sản phụ khoa.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các cách điều trị tự nhiên như gợi ý dưới đây.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm tốt
- Tránh mặc quần áo bó sát khi mang thai, có thể gây kích ứng da
- Tránh sử dụng các sản phẩm có hóa chất gây khô hoặc kích ứng da của bạn và dẫn đến nổi mề đay
- Tắm nước ấm và dưỡng ẩm tốt cho làn da của bạn sau mỗi lần tắm
- Hạn chế lo âu và căng thẳng
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều rau, củ quả tốt cho da
- Tránh tất cả các loại thực phẩm mà có thể gây dị ứng
- Giữ nhà cửa sạch sẽ
- Hút bụi càng thường xuyên càng tốt
Bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược như trà hoa cúc, tinh bột nghệ, … giúp giúp giảm tình trạng phát ban ở da.
Cơ thể của phụ nữ mang thai và sau sinh rất nhạy cảm, dễ bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Đặc biệt, việc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé nên cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng. Vì vậy, khi có triệu chứng nổi mề đay, tốt nhất mẹ bầu nên sớm đi khám tại các cơ sở y tế có uy tín.
Theo Vnexpress
Xem thêm:
- Bà bầu bị ngứa nổi mề đay phải làm sao và hướng điều trị an toàn nhất
- Những nguy hiểm khôn lường khi bà bầu bị nổi mề đay
- Bà bầu bị ngứa ở tay chân: nguyên nhân và cách khắc phục
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!