Hướng dẫn cha mẹ cách trị bệnh nói dối cho con theo từng độ tuổi

Vâng, trẻ con nói dối. Tin tốt lành là nếu cha mẹ biết hướng dẫn con và nghiêm khắc với nguyên tắc "không nói dối", thì hầu hết trẻ em sẽ học cách đi thẳng và thành thật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu cha mẹ không để ý dạy dỗ con cái đúng cách sẽ dấn đến tình trạng nói dối ở trẻ. Việc dạy con bỏ tính nói dối thật không dễ, cha mẹ nên theo dõi nhé!

Là vai trò chủ đạo trong cuộc sống của trẻ em, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự trung thực. Họ cũng có ảnh hưởng nhất khi nói đến sự thấm nhuần một cam kết sâu xa để nói lên sự thật.

Cha mẹ nên giúp con tập tính trung thực từ nhỏ

Khi trẻ trưởng thành và có được sự hiểu biết cặn kẽ hơn về nghi thức xã hội, cha mẹ phải giúp trẻ phân biệt giữa những lời nói dối trắng nho nhỏ để nói lên cảm xúc của người khác và sự không trung thực trọn vẹn.

"Tất cả trẻ em đều nói dối. Dạy trẻ về tầm quan trọng của sự trung thực sớm và dạy cho trẻ cách giải quyết các tình huống để con không cần phải dựa vào việc nói dối để giải quyết rắc rối của mình, điều đó sẽ đảm bảo rằng các em sẽ thành thật hơn", Victoria Talwar, Ph. D., Phó Giáo sư tại Khoa Tâm lý Giáo dục và Tư vấn tại Đại học McGill ở Montreal.

Nói dối ở trẻ

Theo Học viện Tâm thần Trẻ em và Trẻ vị thành niên của Hoa Kỳ, trẻ em và người trưởng thành cũng có những lý do tương tự: để thoát khỏi rắc rối vì lợi ích cá nhân, gây ấn tượng hoặc bảo vệ người khác, hoặc lịch sự. Ở độ tuổi trẻ nhỏ, trẻ sẽ thử nghiệm với sự thật và tiếp tục làm như vậy thông qua tất cả các giai đoạn phát triển, với mức độ phức tạp và sự tinh tế. Để có ảnh hưởng lớn nhất ở mỗi giai đoạn phát triển, hãy đề cập đến chủ đề nằm trong một cách phù hợp với lứa tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phản ứng phù hợp với trẻ ở các độ tuổi khác nhau khi con nói dối

Trẻ mầm non (từ 2 đến 4 tuổi)

Bởi vì hạn chế về ngôn ngữ của trẻ trong độ tuổi này, trẻ không có ý tưởng rõ ràng về sự thật bắt đầu và kết thúc ở đâu.

Elizabeth Berger, cố vấn gia đình, bác sĩ tâm thần trẻ em, và tác giả của sách "Raising Kids with Character" đã nói rằng ở tuổi này, những đứa trẻ mới biết đi cũng có một sự hiểu biết khác biệt giữa thực tế, mơ mộng, ước muốn, tưởng tượng và nỗi sợ hãi.

Những thể hiện cảm xúc mạnh mẽ là sự kiện quan trọng cho các bé 2- hoặc 3 tuổi

" Anh hai ăn bánh của con! " trong khi người anh trai của bé có thể chỉ mới nhìn cái bánh mà thôi!.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cô Berger nói: hãy nhớ rằng trẻ mới biết đi đang cố gắng thể hiện sự độc lập của mình và họ có thể tạo ra một cuộc đấu tranh quyền lực trong bất kỳ sự bất đồng nào.

Nói dối ở trẻ em

Vì vậy, hãy thử một phản ứng ngoại giao nhẹ nhàng làm xáo trộn những nghi ngờ

Chẳng hạn như tình huống trên - cha mẹ có thể phản ứng là "Vậy sao? Mẹ không thấy miệng anh hai có mùi bánh, Mẹ không thấy các mẫu bánh dính trên miệng của anh giống trên miệng con !". Nói rằng điều này giúp tránh một trận chiến của ý chí.

Trẻ ở độ tuổi này quá trẻ để bị trừng phạt vì nói dối vì bản thân t rẻ vẫn chưa phân biệt và hiểu về nói dối, nhưng cha mẹ có thể bắt đầu khuyến khích sự trung thực. Hãy xem xét đọc một cuốn sách về sự trung thực, về nói dối để minh họa cho vấn đề trung thực và nói dối cho trẻ hiểu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khoảng 4 tuổi:

Khi trẻ nói nhiều hơn, trẻ có thể nói rõ ràng và trả lời "Không" khi bạn đặt những câu hỏi đơn giản như "Con nhéo chị đúng không?" và con sẽ trả lời rất nhanh "Không"

Sử dụng mọi cơ hội để giải thích chuyện lừa dối là gì và tại sao nó là xấu. Giới thiệu về chủ đề này ngay sau khi con bạn nói dối để bộ nhớ vẫn còn đang đọng lại vấn đề đó. Bắt đầu với "Hãy nói chuyện về nói dối và tại sao nói dối là sai".

Tiến sĩ Talwar nói: "Đây không phải là một cuộc trò chuyện dài, nhưng hãy cho họ thông điệp rằng sự trung là quan trọng. Để đáp lại lời nói dối, hãy vững chắc và nghiêm túc, và nói, "Có vẻ như con không nói sự thật" hoặc "Con có chắc chắn rằng đó là những gì đã xảy ra?" Nói rõ ràng rằng bạn không bị lừa dối bởi những lời dối trá, nhưng hãy di chuyển một cách khéo léo sau khi lắng nghe và điều chỉnh nhẹ nhàng con của bạn.

Tránh đối mặt với đứa trẻ thêm hoặc đào bới sự thật trừ khi tình huống nghiêm túc và đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn.

Học sinh tuổi và lớn (từ 5-8 tuổi)

Từ 5 đến 8 tuổi, trẻ sẽ nói dối để kiểm tra những gì họ có thể có được, đặc biệt là những lời dối trá liên quan đến lớp học, bài tập về nhà, giáo viên và bạn bè. Duy trì những điều dối trá có thể vẫn khó khăn, mặc dù trẻ đang học cách giấu giếm chúng tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Các quy định và trách nhiệm của thời đại này thường là quá nhiều cho trẻ em", Cô Berger nói. "Kết quả là, trẻ em thường nói dối để không phải hoàn thành yêu cầu mà đòi hỏi cao hơn mức mà trẻ có thể hoàn thành." Nhưng, may mắn thay, hầu hết những lời dối trá ("Con không có bài tập về nhà ngay hôm nay") đều tương đối dễ phát hiện. Nói chuyện cởi mở với con của bạn và tiếp tục đọc các câu chuyện với nhau, như về tính trung thực và nói dối. Ngoài ra, chú ý khi một đứa trẻ trung thực thì hãy khen ngợi và khuyến khích trẻ.

Nói dối thông thường của người lớn

Nói dối ở trẻ

Quan trọng nhất, bởi vì trẻ em trong độ tuổi đi học là những người chịu quan sát, vì thế hãy tiếp tục là những mô hình vai trò tốt của cha mẹ. Hãy cẩn thận với những lời dối trá mà bạn có thể sử dụng để nói - ngay cả một cái gì đó nhỏ như việc trốn điện thoại ai và bảo con nói "Mẹ con không có nhà!".

Tiến sĩ Talwar nói: "Cho dù bạn nói gì về tầm quan trọng của sự trung thực, bạn sẽ làm suy yếu thông điệp nếu trẻ thấy bạn không trung thực. Đối với những tình huống phức tạp hơn, như khi con bạn phải cảm ơn món quà mà bé không thích, hãy giúp bé tập trung vào các khía cạnh tích cực của món quà. Giải thích cho cô ấy, "Mẹ biết con không thích cái áo mới này của bà tặng vì nó hay làm cho cổ bị ngứa, nhưng hãy suy nghĩ về thời gian - việc bà đã cất công đi mua vải và may áo để tặng con. Đó là phần thực sự đặc biệt về món quà của mình và đó là cái gì bạn có thể thành thật cảm ơn bà. Chúng ta có thể nghĩ đến phần sửa chúng thích hợp sau!".

Tweens (từ 9 đến 12 tuổi)

Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này đều đang trên đường để tạo nên một bản sắc làm việc chăm chỉ, cần cù, đáng tin cậy và tận tâm. Nhưng trẻ cũng trở nên giỏi hơn trong việc duy trì những lời dối trá và nhạy cảm hơn với những hậu quả của hành động của trẻ, và trẻ có thể có cảm giác tội lỗi sau khi nói dối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cuộc nói chuyện trực tiếp và những cuộc nói chuyện dài hơn về sự lương thiện là điều cần thiết, vì sẽ có những khoảnh khắc hiếm khi phải nói dối một tý để lịch sự hoặc để không làm tổn thương đến cảm xúc của người khác. Khi tình huống như thế này phát sinh, hãy đơn giản giải thích với con của bạn để tránh gửi tin nhắn nhầm cho con hiểu sai.

Bắt đầu cuộc trò chuyện với "Con biết là nói sự thật là rất quan trọng đối với ba mẹ, phải không? Tuy vậy, chúng ta cũng có những lúc cần quan tâm một cách lịch sự và không làm tổn thương cảm xúc của người khác. Nếu bữa ăn trưa mà mình không thích, con không nên làm lớn chyện và từ chối ăn. Thay vào đó con có thể ăn ít và nói 'Cảm ơn'.

Các mô hình vai trò tốt vẫn còn rất quan trọng đối với trẻ em

Vì vậy hãy hướng dẫn trẻ thông qua các tương tác xã hội đầy thách thức, cho trẻ em tiếp cận với môi trường, con người hạnh phúc, vui vẽ, chân thật. Bao giờ cũng sẽ khó khăn trước khi nó được dễ dàng hơn, vì vậy trẻ cần được làm và tiếp cận với các th1ch thức xã hội.

Tiến sĩ Talwar nói: "Trẻ em có quan hệ thân thiết với cha mẹ, nơi mà họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện và tiết lộ thông tin, có nhiều khả năng nói lên sự thật. "Nhưng cũng nhận ra rằng con cái của bạn không phải lúc nào cũng nói cho bạn biết sự thật. Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về lý do tại sao họ nói dối sẽ giúp cha mẹ tiếp cận  những lời nói dối của con và giải quyết một cách thích hợp."

Bản quyền © 2013 Meredith Corporation.

Biên dịch The Asian Parents Vietnam

Đọc thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis