Những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ cha mẹ thường bỏ qua

Cha mẹ thường băn khoăn về mốc phát triển của con em. Đây là một số sự kiện quan trọng một đứa trẻ mà cha mẹ thường bỏ qua.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ

 

Con trai lớn của tôi bắt đầu học lớp 1 trong năm nay và đôi khi, tôi lo lắng về việc nếu con có thể "theo kịp" với mức độ bài vở, khả năng tập trung và đã dự trù sự vất vả trong vấn đề chính tả của con.

Tuy nhiên tôi tin rằng con sẽ ổn thôi, tuy nghĩ thế nhưng tôi vẫn không khỏi lo lắng mặc dù tôi nói với bản thân mình nhiều lần rằng tôi không nên.

Tại sao? Bởi vì tôi hiểu được tầm quan trọng cho "các mốc phát triển quan trọng của trẻ em"

Các cột mốc phát triển quan trọng của con

Các mốc phát triển bắt đầu ngay từ lúc em bé được sinh ra và tiếp tục qua nhiều năm phát triển của mình.

Các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh bao gồm những thứ như tăng cân, chiều cao và sự tập trung nhìn vào khuôn mặt của người thân, và tiếp tục là lật, ngồi, bò, đi bộ, nói chuyện, vv

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như một đứa trẻ vào những năm mẫu giáo sẽ có nhiều điều dự kiến phát triển theo một khung thời gian nhất định - đọc, viết, chính tả ... .

Điều này đôi khi tạo áp lực lớn trên các bậc cha mẹ - đặc biệt là các bà mẹ/ ông bốlần đầu làm cha mẹ - để chắc chắn con của họ đạt được những điểm khác nhau của sự phát triển.

Không cần phải nói, bố mẹ lo lắng vô cùng, nếu con cái của họ không đạt tới những cột mốc về thời gian. Hơn nữa, sự căng thẳng của cha mẹ có thể dễ dàng ảnh hưởng đến con cái của mình..

Và kết quả cuối cùng sẽ hoàn toàn áp lực trên cả cha mẹ và trẻ em!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nền văn hóa khác nhau, dẫn đến cột mốc phát triển cũng khác nhau

Không cần phải nói, chúng ta đều biết ở một độ tuổi nhất định nào thì trẻ đều đạt những phát triển. Nếu không thì đúng là một vấn đề nghiệm trọng cho sự phát triển của trẻ.

Tương tự, đó cũng là tự nhiên khi các bậc cha mẹ thường so sánh con mình với những người khác, và băn khoăn về sự phát triển của con mình.

Nhưng, bạn có biết rằng một số các mốc phát triển quan trọng của bé được coi là rất quan trọng ở nước này, nền văn minh này nhưng lại không quá quan trọng trong nền văn hóa khác?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ví dụ, tại Úc, trẻ em thường không tìm hiểu làm thế nào để đọc và viết cho đến khi họ vào lớp 1. Trong vùng nông thôn của Sri Lanka, đào tạo bô là không cần thiết bởi vì em bé không mặc tã.

Trong nền văn hóa khác, trẻ sơ sinh bỏ bò hoàn toàn bình thường bởi vì họ luôn luôn được bếbởi những người chăm sóc. Họ cũng không bao giờ phải học làm thế nào để ngủ một mình hoặc tự làm dịu mình.

Điều này cho thấy rằng một số các cột mốc phát triển quan trọng được xác định bằng nền văn hóa nởi trẻ sanh ra và lớn lên.

Các mốc thời gian mà cha mẹ thực sự cần phải xem xét

Có lẽ đó là thời gian khi cha mẹ phải xem xét lại chính mình xem mình có quá áp lực và đạt nặng việc học tập và phát triển của con trên các kỹ năng mà xã hội và mọi người nhìn nhận là giá trị, ví dụ như phải học xuất sắc, hay phải luôn thắng, đứng đầu trong mọi thứ liên quan đến học tập, phát triển các kỹ năng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có lẽ đó là thời gian để dạy cho con em chúng ta một kỹ năng mới hoàn toàn để giúp con trở thành người lớn và thích ứng hơn.

Cột mốc 1: Con của bạn chấp nhận đánh bại

Để trẻ trãi nghiệm qua cảm giác cạnh tranh để trẻ có động lực phấn đấu hơn trong kỳ thi hay cuộc thi đấu. Đấy là một cảm giác lành mạnh trẻ cần rẻn luyện.

Tuy nhiên trong thực tế trẻ cũng cần hiểu nguyên lý có một số cuộc thi chúng ta thắng, có một số cuộc thi chúng ta thua. Một đứa trẻ không được dạy làm thế nào để chấp nhận thất bại có lẽ sẽ lớn lên thành người thua cuộc đau khổ nhất và sẽ là một người lớn kiêu ngạo, háo thắng.

Vì vậy, dạy con hiểu và biết khiêm nhường. Dạy cho con biết rằng "không giành chiến thắng trong mọi cuộc thi là bình thường" và điều này có nghĩa là con có một cơ hội khác để cố gắng hơn nữa. Hiện con hãy học làm thế nào để là người thua cuộc duyên dáng, một người thua cuộc đẹp và thực sự vui mừng cho những người 'chiến thắng'.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cột mốc 2: Con đồng cảm với người khác

Một IQ cao là một cái gì đó vô cúng giá trị và quý giá với hầu hết các bậc cha mẹ và mong muốn con cái mình có được. Nhưng chúng ta đã bao giờ xem xét rằng có một EQ cao (Emotional Quotient) cũng quan trọng?

Gần đây, tôi đang đứng trong một chuyến tàu đông đúc. Một phụ nữ mang thai phải đứng giữa một đám đông và có thể cảm nhận sự vất vả, khó chịu của cô ấy khi phải đứng, không ai nhường ghế cho cô ấy cả. Một người đàn ông thậm chí còn giả vờ ngủ!

Cuối cùng, một người mẹ với một đứa trẻ đang ngồi trên đùi của cô đã nhường cho người phụ nữ mang thai chỗ ngồi của mình.

Tôi hoan nghênh tinh thần người mẹ đã làm một hành động đồng cảm với người phụ nữ mang thai và làm một tấm gương cho con mình học. Người Mẹ đã chọn việc đặt con mình đứng lên để cho người phụ nữ mang thai ngồi, người mẹ đã lựa chọn sự đồng cảm với người phụ nữ mang thai kia.

Dạy con bạn đồng cảm với nhu cầu của người khác và hãy yên tâm rằng con sẽ chạm vào tất cả mọi người mà con gặp với sự ấm áp và lòng tốt, ngay cả khi con đã là người lớn.

Cột mốc 3: Con của bạn có thể tự dọn dẹp.

Ở các nước Châu Á, các gia đình thường có người giúp việc để giúp từ việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp đến cả việc chắm sóc và nuôi dưỡng em bé.

Trong khi đây là một công cụ đắc lực cho nhiều phụ huynh bận rộn, tuy nhiên có người giúp đỡ thêm có nghĩa là trẻ em thường không được dạy làm thế nào để vệ sinh thân thể mình, để tự ăn, tự dọn dẹp đồ chơi... và tự nhiều thứ khác cần thiết cho sự phát triển của mình. Hậu quả là những thói quen ấy thường sẽ kéo dài với trẻ em cho đến tuổi trưởng thành.

Bạn chắc chắn không muốn con mình lớn lên và trở thành một trong những người để lại một mớ hỗn độn khổng lồ cho những người khác phải dọn trong nhà bếp, văn phòng hoặc tại nhà riêng của họ, phải không ?!

Dạy con về tầm quan trọng của sự sạch sẽ và trật tự. Khuyến khích con  luôn luôn dọn sạch sau khi con kết thúc chơi và chỉ cho conlàm thế nào để đặt quần áo bẩn của mình trong rổ quần áo cần giặt.

Một ngày nào đó, khi con của bạn là một người trưởng thành, những người xung quanh con bạn sẽ biết ơn điều ấy bạn đã rèn cho con.

Cột mốc 4: Con bạn chăm sóc cho anh chị em ruột của mình

Một đứa trẻ chăm sóc anh chị em ruột của mình sẽ hiển thị sự chăm sóc và tôn trọng người khác.

Đó là lý do tại sao bạn nên khuyến khích con lớn hãy chăm sóc và giúp em trai/ gái nhỏ của mình, ngay cả khi đó chỉ là những điều đơn giản như việc giúp em lấy hay mặc quần áo hoặc mang cho em một ly nước.

Ngoài ra, giảng dạy cho trẻ làm thế nào để tìm thấy nhau luôn, cho dù ở trường hay ở công viên.

Nếu bạn có thể làm điều này, bạn sẽ thấy việc chăm sóc này sẽ phát triển thành một tình bạn tuyệt vời khi chúng lớn lên.

Và phần thưởng là  bạn sẽ thấy con bạn cũng sẽ quan tâm chăm sóc những người xung quanh của con.

Cột mốc 5: Con thì lịch sự, tôn trọng và trung thực.

Dạy cho con làm thế nào để tỏ ra lịch sự và tôn trọng tất cả mọi người, bất kể họ là ai và họ từ đâu đến.

Ngoài ra, dạy cho anh ta rằng nói dối là sai và hậu quả của việc nói dối là phải nói dối nhiều hơn nữa, và luôn luôn khen ngợi con khi con nói thật.

Bắt đầu học và thực hành thường xuyên các từ như "dạ" , "xin vui lòng", "cảm ơn" và "xin lỗi" trên một chặng đường dài. Một đứa trẻ học để làm những điều này chắc chắn sẽ lớn lên thành một người tôn trọng, lịch sự và trung thực.

Cột mốc 6: Con bạn biết quan tâm và chăm sóc môi trường xung quanh

Nếu thế hệ cha mẹ không xem trọng hay không được rèn luyện thực hành cho việc quan tâm chăm sóc mội trường, hay chỉ bằng lý thuyết, thì hãy dạy trẻ cách suy nghĩ khác đi và cách thực hành quan tâm và chăm sóc đến hành tinh.

Thiết lập một ví dụ cho con về tái chế nhựa, thủy tinh và giấy.

Trồng cà chua, rau quả và cho con bạn thực hành điều này để con thấy được những điều kỳ diệu cũng như vẻ đẹp của việc thu hoạch thành quả của mình.

Tham quan và khuyến khích trẻ đánh giá cao vẻ đẹp của thiên nhiên, và quan trọng nhất, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Một lần nữa, sự tôn trọng và quan tâm đối với thiên nhiên và môi trường sẽ hầu như luôn luôn chuyển thành tôn trọng và chăm sóc cho những con người xung quanh.

Vì vậy, cha mẹ, thời gian tới bạn đang băn khoăn về sự khủng hoảng của bé 1,5 tuổi của mình để nói những câu đầy đủ, hoặc đang lo lắng rằng bạn 4 tuổi, không thể đánh vần từ 4 chữ nào, chúng tôi kêu gọi các bạn: dừng lại, tạm dừng, đừng quá lo lắng và hít vào một hơi thở sâu.

Thay vào đó, hãy xem cách âu yếm con mình, cái nắm tay của em trai của con khi con đi bộ đến công viên với nhau. Xem niềm vui và sự ngạc nhiên trên khuôn mặt của con mình khi thấy một con bướm xuất hiện từ một cái kén.

Hãy tự hào về bé khi con nghiêm túc dọn dẹp đồ chơi của mình sau khi chơi hoặcnhường chỗ ngồi của mình trong xe buýt cho một người lớn tuổi.

Nguồn - theAsianparent

Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên FacebookGoogle+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam

Bài viết của

MeKrobis