Nhiễm trùng máu ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu phát hiện muộn, việc chữa trị bệnh sẽ rất phức tạp, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhiễm trùng máu ở trẻ em thường gặp ở trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, bệnh tim bẩm sinh, có hệ miễn dịch suy giảm. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh: gây tắc mạch, thiếu máu ở các cơ quan, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng máu ở trẻ em
Nhiễm trùng máu trước khi sinh
Do trong thời gian mang thai, mẹ bầu mắc các bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu… Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.
Trường hợp vỡ ối sớm cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối, làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu thai nhi nuốt phần nước ối “ô nhiễm” này, nguy cơ viêm phổi, viêm dạ dày phát triển thành nhiễm trùng máu sẽ rất cao.
Nhiễm trùng máu sau khi sinh
Nhiễm trùng máu sau sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu… Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng cũng khá cao.
Nhiễm trùng máu ở trẻ lớn
Nhiễm trùng máu là tình trạng xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng vào máu. Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ lớn thường bắt đầu từ một tình trạng nhiễm trùng ban đầu. Chẳng hạn viêm phổi, viêm da, viêm đường tiết niệu. Thậm chí một vết thương hở trên cơ thể, vết trầy da hay vết rôm sẩy, mụn nhọt.
Các dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ em
Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập, cơ thể bé sẽ có các biểu hiện khác nhau. Ví dụ như liên cầu khuẩn nhóm B thường dẫn đến bệnh viêm phổi. Viêm màng não như ngừng thở, hạ huyết áp… Nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da. Trong đó tình trạng phổ biến nhất là viêm da nhiễm trùng.
Đa số các trường hợp, trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây:
– Trẻ hay buồn ngủ và ngủ li bì, chán ăn, bỏ bú.
– Trẻ sốt cao, nhiệt độ cơ thể thường trên 38 độ.
– Nếu là nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn, da dẻ bé xanh xao, nhợt nhạt như mất máu.
– Xuất hiện những biểu hiện của viêm phổi, suy hô hấp, hen suyễn, khò khè, khó thở.
– Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu rất khó, có thể ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Cách phòng ngừa bệnh
Ở trẻ sơ sinh:
Ngay từ khi mang thai, các mẹ hãy khám thai định kỳ. Mẹ bầu không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chữa trị ngay nếu có viêm nhiễm âm đạo. Thời điểm sinh nở, mẹ cần đến cơ sở y tế có người giàu kinh nghiệm chuyên môn, sát trùng dụng cụ đầy đủ. Khi chăm sóc trẻ, nhất và khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ đúng quy định.
Ở trẻ lớn:
Cần vệ sinh sạch sẽ tay chân sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Cần lưu ý vị trí nhọt xuất hiện tại các vị trí như cánh tay, hoặc xung quanh vị trí bẹn hoặc mông trên cơ thể bé. Trong trường hợp này, các mẹ tuyệt đối không nên tự xử lý, mà nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám chính xác.
Trẻ bị bệnh nhiễm trùng máu nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng quá trình điều trị đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi.
Theo đó, các mẹ nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm thịt đỏ giàu sắt gồm thịt đỏ, thị bò. Các loại hải sản có vỏ, lòng đỏ trứng, rau bó xôi, gan động vật… cũng rất giàu sắt.
- Thực phẩm giàu protein như trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt nạt, cá hồi, súp lơ, hạt óc chó, v..v
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như bông cải xanh, khoai lang, táo, bơ, dâu, v..v
- Thực phẩm có tính kháng khuẩn như tỏi, hành tây, quế, su hào,
- Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh cho bé ăn thức ăn sống và thức uống có gas mẹ nhé!
Nhiễm trùng máu ở trẻ em là vấn đề sức khỏe có biến chứng nguy hiểm. Dù vậy, việc điều trị là khá dễ dàng nếu phát hiện sớm. Mẹ cần lưu ý các triệu chứng của nhiễm trùng máu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, mẹ hãy ghi nhớ các dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ để chữa trị kịp thời nhé!
Xem thêm
Mẹ mất con vĩnh viễn chỉ vì một vết thương nhỏ gây nhiễm trùng máu
Những căn bệnh phổ biến nhất mà bé sơ sinh có thể bị lây nhiễm vi rút gây bệnh từ chính cha mẹ
Các bệnh phổ biến ở trẻ em – theAsianparent Vietnam
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!