Số nhiễm Covid ở trẻ em trên thế giới lẫn ở Việt Nam ngày một tăng, thậm chí với đối tượng trẻ ngày càng nhỏ tuổi đang làm cho các bậc phụ huynh lo lắng. Để có thể bảo vệ con trước con đại dịch này, bố mẹ cần phải biết rõ:
- Khả năng nhiễm Covid ở trẻ em
- Triệu chứng nhiễm Covid ở trẻ em
- Biện pháp bảo vệ trẻ em trước Covid 19
Khả năng nhiễm Covid ở trẻ em
Mặc dù số ca nhiễm Covid hiện tại của người lớn gấp nhiều lần so với trẻ em nhưng không thể xem nhẹ khả năng xâm nhập của virus này vào cơ thể trẻ nhỏ. Trẻ em vẫn có thể bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19 và hoàn toàn có thể lây lan Covid-19 cho người khác. Tuy nhiên, quan sát các ca nhiễm hiện tại, các chuyên gia nhận thấy rằng hầu hết trẻ em nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ hay không hề có triệu chứng. Một số ít trường hợp trẻ em có thể bị bệnh nặng hoặc tử vong.
Trẻ em dưới 1 tuổi có thể có khả năng mắc bệnh nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế, bất cứ trẻ em nào, ở đô tuổi nào cũng đều gặp nguy hiểm nếu mắc Covid-19 trong tình trạng đang có nền bệnh lý. Những trẻ em mắc bệnh nền sau cần phải rất thận trọng trước dịch bệnh:
1. Bệnh hen suyễn hay phổi mãn tính
2. Tiểu đường
3. Bệnh về di truyền, thần kinh hay chuyển hóa
4. Bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm
5. Bệnh tim bẩm sinh
6. Ức chế miễn dịch (hệ miễn dịch yếu do các bệnh nhất định hay đang sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ làm suy yếu hệ miễn dịch)
7. Tính phức tạp về mặt y tế (những trẻ có nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng tới nhiều phần của cơ thể hoặc phụ thuộc vào công nghệ và các hỗ trợ quan trọng khác cho cuộc sống hàng ngày)
8. Béo phì
Xem thêm:
Triệu chứng nhiễm Covid ở trẻ em
Không có sự quá khác biệt giưc biểu hiện nhiễm Covid ở trẻ em và người lớn. Những triệu chứng phổ biến nhất của covid-19 ở trẻ em là sốt và ho, nhưng trẻ có thể có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của COVID-19 như sau:
– Sốt hoặc ớn lạnh
– Ho
– Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
– Mới mất vị giác hoặc khứu giác
– Đau họng
– Hụt hơi hoặc khó thở
– Tiêu chảy
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Đau bụng
– Mệt mỏi
– Đau đầu
– Đau cơ hoặc đau người
– Chán ăn hay mất khẩu vị, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi
Xem thêm:
Biện pháp bảo vệ trẻ em trước Covid-19
Có thể nói, trẻ em là một trong những đối tượng “mong manh” và dễ tổn thương nhất giữa đại dịch bên cạnh người cao tuổi vì trẻ em ở độ tuổi càng nhỏ thì càng không có khả năng hay có ý thức bảo vệ mình trước sự lây nhiễm của người khác. Chưa kể đối với trẻ sơ sinh vẫn còn trên tay mẹ thì việc bé có bị nhiễm bệnh hay không phụ thuộc gần như hoàn toàn vào sự bảo vệ của người lớn trong gia đình. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy là những tấm khiên vững chắc che chắn cho con trước đại dịch.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh viện và chuyên gia đã khuyến cáo một số biện pháp giúp bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ dịch bệnh như:
1. Đeo khẩu trang: Không chỉ đeo khẩu trang và học cách đeo khẩu trang đúng cách cho mình, cha mẹ còn phải là người noi gương và truyền đạt ý thức đeo khẩu trang cho con, hướng dẫn con đeo khẩu trang đúng quy định. Đối với những trường hợp trẻ nhỏ hoặc trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, bệnh lý dẫn đến việc không thể đeo khẩu trang, người thân xung quanh cần tuân thủ việc đeo khẩu trang.
2. Vệ sinh: Giữ gìn vệ sinh là nguyên tắc hàng đầu trong chống dịch. Các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thuường xuyên cho trẻ. Với những trẻ đã tự nhận thức và tự vệ sinh được thì hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng quy định, căn dặn việc rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; hướng dẫn trẻ súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tuyệt đối tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
3. Hạn chế tiếp xúc đông người: Hạn chế đưa trẻ đến khác khu vực đông người, tiếp xúc với người lạ. Trong giao tiếp, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp (sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông, luôn nhớ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xa và rửa tay thường xuyên.
4. Kiểm soát giọt bắn: Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ tự che miệng và mũi ho hoặc hắt hơi đối với trẻ lớn hoặc giúp trẻ nhỏ làm điều đó để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng để góp phần bảo vệ cộng đồng.
5. Điều hoà không khí: Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Ba mẹ nên thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Với gia đình có trẻ nhỏ còn cần thường xuyên vệ sinh các món đồ chơi mà trẻ hay cầm nắm, ngậm vào miệng.
6. Theo dõi dấu hiệu bệnh: Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở… gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Khả năng nhiễm Covid ở trẻ em là điều mà các bậc phụ huynh đang quan tâm lo lắng ở thời điểm hiện tại. Để hạn chế những lo lắng đó, cha mẹ nên thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ trẻ trước virus được chia sẻ ở trên.
Nguồn thông tin:
- COVID-19 tại Trẻ em và thanh thiếu niên – vietnamese.cdc.gov/
- Giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 ở trẻ em – vietnamese.cdc.gov/
Xem thêm:
- Mùa dịch Corona: Cả đám cưới đeo khẩu trang kín mặt
- Thai nhi bị nấc cụt- Hiện tượng này báo hiệu với mẹ bầu điều gì?
- Mẹ đã biết cách nhận biết thai nhi bị nấc để phòng tránh các bất thường cho bé?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!