Nhau thai bám thấp - Mẹ bầu có nguy cơ dọa sinh non, không thể đẻ thường?

Tình trạng nhau thai bám thấp sẽ tương đối nguy hiểm đến mẹ bầu khi bước vào giai đoạn sinh nở và ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau thai bám thấp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai, sinh non. Mẹ bầu biết gì về hiện tượng này? Liệu mẹ bầu có thể đẻ thường được không?

  • Mẹ đã biết thế nào là nhau thai bám thấp?
  • Tình trạng nhau thai bám thấp có gây nguy hiểm không?
  • Nhau thai bám thấp sinh con an toàn không?
  • Mẹ bầu có thể phòng ngừa rau bám thấp bằng cách nào?

Mẹ đã biết thế nào là nhau thai bám thấp?

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viên Từ Dũ TP.HCM, bình thường nhau bám ở đáy tử cung. Nhau bám thấp là bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung. Khi vào chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, phần cơ tử cung ở đoạn dưới (gần cổ tử cung) sẽ giãn ra.

Trong khi đó, bánh nhau không giãn đồng bộ, vì thế sẽ có hiện tượng bóc tách bánh nhau ra khỏi niêm mạc tử cung gây chảy máu. Nếu chảy máu nhiều, thai phụ sẽ bị mất máu; trường hợp nặng có thể dẫn đến trụy mạch, choáng. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dễ bị tử vong. Trẻ có nguy cơ sinh non tháng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng.

Nhau bám thấp thường gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, ngôi thai không thuận (ngôi mông hoặc ngôi ngang).

Theo thống kê, có khoảng 5% bà bầu khi bước sang giai đoạn tuần thứ 18 – 20 gặp phải triệu chứng nhau bám thấp.

Bạn có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng nhau thai bám thấp có gây nguy hiểm không?

Cổ tử cung được đóng lại suốt thai kỳ vào chỉ mở ra khi đến giai đoạn chuyển dạ. Hiện tượng nhau thai bám thấp là nguyên nhân làm cản trở đường đi của thai nhi trong quá trình chuyển dạ. Lúc này, cổ tử cung bắt đầu mở làm nhau thai tràn ra ngoài gây ra tình trạng mất máu.

Trong trường hợp của nhau tiền đạo, khi cổ tử cung mở cũng là lúc bánh nhau bị lộ ra ngoài nên sẽ có hiện tượng chảy máu ồ ạt trước khi thai ra ngoài. Gây choáng vì mất máu, thậm chí tử vong ở thai phụ. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong thai kỳ, nhau thai bám thấp khiến tỉ lệ sảy thai hoặc sinh non tăng cao đến 40%.

Vì vậy khi xác định nhau bám thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân và cách điều trị nhau thai bám thấp

Hiện nay y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nhau thai bám thấp. Nhiều quan điểm cho rằng tử cung người mẹ bị dị dạng hoặc có tiền sử nạo hút thai có tỉ lệ nhau thai bám thấp cao hơn so với những bà bầu khác.

Cũng có ý kiến cho rằng tình trạng này xảy ra do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng của bà bầu. Khiến cho nhau thai trải rộng diện tích nhằm bù trừ tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Nhau thai lúc này sẽ tràn xuống khu vực dưới lỗ tử cung.

Hiện nay, tình trạng nhau bám thấp chưa có biện pháp điều trị một cách cụ thể. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Đến thời điểm chuyển dạ, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thai phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể xem:

Nhau thai bám thấp sinh con an toàn không?

Tình trạng nhau thai bám thấp sẽ tương đối nguy hiểm đến mẹ bầu khi bước vào giai đoạn sinh nở và ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cụ thể, cổ tử cung sẽ đóng kín trong suốt quá trình mang thai và chỉ mở ra khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ sắp sinh. Trong trường hợp của nhau thai tiền đạo, khi cổ tử cung mở ra thì cũng là lúc bánh nhau thai bắt đầu bong ra ngoài. Điều này sẽ khiến mẹ bầu xuất hiện hiện tượng chảy máu nhiều trước khi thai nhi ra ngoài khiến mẹ mất nhiều máu và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Chính vì thế, khi xác định tình trạng này các bác sĩ  sẽ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ sẽ được bác sĩ quyết định trong quá trình theo dõi thai kỳ để tránh việc mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong trong lúc chuyển dạ.

Mẹ bầu có thể phòng ngừa rau bám thấp bằng cách nào?

  • Bà bầu nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ.
  • Các mẹ cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Tránh làm việc nặng nhọc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dưỡng thai.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc phải tình trạng này cũng đừng quá lo lắng. Theo thời gian, vị trí bánh nhau có thể thay đổi. Vì vậy, mẹ hãy siêu âm thêm vài lần để xem vị trí bánh nhau có thay đổi hay không. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên đi khám ngay khi đau bụng hay ra huyết.

Theo theAsianparent

Nguồn tham khảo: Bạn biết gì về Nhau thai bám thấp? - Bệnh viện Hoàn Mỹ

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh