Nhạc Mozart cho bé ngủ ngon, những bản nhạc tuyệt hay dành cho giấc ngủ của trẻ

Sử dụng âm nhạc là một trong những yếu tố có thể giúp bé ngủ ngoan ví dụ như nhạc Mozart cho bé ngủ thông minh và ngon giấc. Song song với đó, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen tự đưa mình vào giấc ngủ cùng một chuỗi thói quen để trẻ có thể nhận biết đã đến giờ đi ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhạc Mozart cho bé ngủ ngon có thực sự hiệu quả? Nhạc Mozart rất đa dạng các nốt nhạc được lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến em bé cảm thấy quen thuộc, thư giãn, tạo giấc ngủ sâu. Có thể bạn chưa biết:

  • Nhạc Mozart có tác dụng với giấc ngủ của trẻ như thế nào?
  • Cho trẻ Mozart nghe nhạc để ngủ ngon như thế nào?
  • Những bản nhạc Mozart cho em bé ngủ tuyệt hay
  • Bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Nhạc Mozart có tác dụng với giấc ngủ của trẻ như thế nào?

Nhạc Mozart là sự kết hợp tuyệt vời giữa các giai điệu của các loại nhạc cụ được chia thành 4 nhóm chính: bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ.

  • Bộ dây (Strings) bao gồm các loại nhạc cụ: violin, viola, cello, double-bass.
  • Bộ gỗ (Woodwinds) bao gồm các loại nhạc cụ: flute, oboe, clarinet và bassoon.
  • Bộ đồng (Brass) bao gồm các loại nhạc cụ: French horn (kèn săn), trumpet, trombone, tuba.
  • Bộ gõ (Percussions) gồm tất cả những gì có thể gõ vào để tạo ra âm thanh.
    Những giai điệu kết hợp với nhau một cách hòa hợp và độc đáo, những nốt nhạc lên xuống nhẹ nhàng giúp trẻ chìm vào giấc ngủ một cách nhanh hơn.

Khám phá thêm:

Hơn nữa, nhạc Mozart rất đa dạng các nốt nhạc được lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến em bé cảm thấy quen thuộc, thư giãn, tạo giấc ngủ sâu.

Ngoài việc nghe nhạc Mozart giúp bé ngủ ngon, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhạc Mozart giúp kích thích sự sáng tạo của bé, giúp bé nhanh nhẹn và thông minh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho trẻ Mozart nghe nhạc để ngủ ngon như thế nào?

Ngay khi còn ở trong bụng mẹ, bé đã tập làm quen với các loại âm thanh khác nhau như tiếp nhịp tim, hoạt động của dạ dày hoặc tiếng nói của mẹ,...

Do đó, khi ngủ trẻ không nhất thiết cần một không gian yên tĩnh mà vẫn ngủ bình thường khi có tiếng ồn, thậm chí, mẹ có thể tạo ra những âm thanh du dương, tiết tấu vui nhộn hay những bài hát vui tươi để con ngủ dễ hơn.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ không chỉ giúp trẻ ngủ ngon hơn mà còn giúp kích thích trí thông minh và cảm xúc ở trẻ.

Chính vì vậy, bố mẹ có thể hoàn toàn có thể bật nhạc cho con nghe khi ngủ nhưng đừng bật các bài nhạc quá sôi động vì có thể khiến trẻ bị kích thích dẫ đến khó ngủ, tốt nhất nên cho bé nghe những bản nhạc du dương hoặc những bài hát ru.

Mẹ nên cho bé nghe một bản nhạc hoặc hát ru cùng một thời điểm trong ngày sẽ giúp bé kết hợp bài hát với thói quen, tạo sự thích thú cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhạc Mozart cho bé ngủ ngon, những bản nhạc tuyệt hay dành cho bé tham khảo 

Nhạc Mozart được các nhà nghiên cứu khuyến khích cho trẻ nghe để kích thích trí thông minh, tạo tâm trí yên bình, mang đến một giấc ngủ ngon, đặc việt là với những trẻ bị khó ngủ.

Bố mẹ có thể tham khảo các bản nhạc sau đây dành cho bé:

1. Video 1 - Nhạc cổ điển Mozart Beethoven cho bé ngủ ngon, phát triển trí thông minh

2. Video 2- Nhạc Mozart Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Video 3 

Khám phá thêm:

Đọc vị những biểu hiện của trẻ sơ sinh, giúp mẹ hiểu bé sơ sinh đang cần gì!

Những bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Sử dụng âm nhạc là một trong những yếu tố có thể giúp bé ngủ ngoan ví dụ như nhạc Mozart cho bé ngủ thông minh và ngon giấc. Song song với đó, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen tự đưa mình vào giấc ngủ cùng một chuỗi thói quen để trẻ có thể nhận biết đã đến giờ đi ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, dưới đây là những bước để giúp bé ngủ ngon và mau vào nếp hơn:

1. Giúp bé phân biệt ngày đêm càng sớm càng tốt

Mẹ cần nắm vững quy tắc “Ban ngày nhiều ánh sáng, ồn ào, ban đêm tối và yên tĩnh”. Từ đó, buổi sáng mẹ nên kéo rèm cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Từ từ đánh thức bé và thiết lập cho bé một lịch sinh hoạt ổn định. Buổi tối khi đi ngủ, hãy để ánh sáng mờ và cho bé ăn trong bóng tối.

Dạy con phân biệt ngày đêm bằng cách không để con ngủ quá 2-3 tiếng/giấc. Thay vào đó hãy đánh thức bé dậy để bé ăn sữa, chơi với bé giúp bé phát triển các kĩ năng. Khi về đêm, hãy để cho bé ngủ theo nhu cầu mà không cần đánh thức bé. Mẹ chỉ cần quan sát hơi thở và tư thế ngủ của bé sao cho an toàn là đủ.

2. Bé cần được hoạt động đúng mức 

Chơi với bé thật nhiều vào ban ngày, giảm dần các hoạt động vào buổi chiều và thực hiện một trình tự cho bé đi ngủ về đêm cố định sẽ giúp cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi mau vào nếp ngoan như mẹ mong muốn.

3. Tắm nước ấm và cho bé ăn no trước giờ đi ngủ

Ấn định giờ ngủ mỗi ngày, kết hợp với tắm nước ấm và cho bé ăn đủ no, vỗ ợ hơi trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy thư giãn. Từ đó con cũng ngủ được ngon và sâu giấc hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Học cách nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Trong 8 tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ không thể thức hơn 2 giờ liên tục vì sau đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và trở nên khó ngủ. Mẹ hãy nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt. Khi thấy con có các biểu hiện này, phụ huynh hãy cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ

5. Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi, ba mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ ngủ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ. Vì vậy ba mẹ cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,... Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương