Chăm sóc răng miệng khi mang thai - Tưởng đơn giản nhưng mẹ bầu đừng chủ quan!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây mê khi làm răng có an toàn với mẹ bầu không? Những thủ tục nha khoa được phép trong khi mang thai? Rất nhiều câu hỏi về nha khoa thai kỳ sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Các vấn đề răng miệng phổ biến khi mang thai

  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến nướu của mẹ bầu dễ bị mảng bám hơn, dẫn đến viêm và chảy máu. Đây còn được gọi là viêm nướu khi mang thai hoặc bệnh nướu răng.

Nướu của mẹ bầu dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Điều này thường thấy nhất giữa tháng thứ hai và thứ tám thai kỳ.

  • Mang thai cũng làm tăng nguy cơ bệnh viêm nha chu (nhiễm trùng nướu) do sự gia tăng của estrogen và progesterone.

Viêm nha chu là một dạng viêm nướu nghiêm trọng hơn, liên quan đến sự phá hủy cấu trúc xương. Điều này có thể dẫn đến răng bị ê buốt. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn thậm chí có thể phải nhổ răng. Trên thực tế, theo các nghiên cứu, viêm nha chu có liên quan đến việc sinh non và con đẻ ra bị nhẹ cân.

  • Sâu răng cũng có thể xảy ra do thay đổi chế độ ăn uống như tăng ăn vặt, tăng độ axit trong miệng do nôn mửa, khô miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém xuất phát từ buồn nôn và nôn.

Các phương pháp điều trị răng miệng có an toàn khi mang thai?

Tốt nhất là nên trì hoãn thẩm mỹ răng miệng (như làm trắng răng), cho đến khi bé ra đời. Trong trường hợp khẩn cấp, mẹ cần thông báo cho nha sĩ biết rằng bạn đang mang thai.

Điều trị nha khoa, nếu cần thiết, nên được thực hiện tốt nhất trong tam cá nguyệt thứ hai để giảm thiểu mọi rủi ro. Tốt nhất nên tránh trong ba tháng đầu vì đó là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của bé. Điều trị răng miệng trong tam cá nguyệt cuối cũng không được khuyến khích. Do tư thế nằm ngửa khó chịu mà bạn sẽ phải trải qua trong quá trình điều trị.

Nếu cần phải trám răng, nên tránh sử dụng hợp chất amalgam. Thay vào đó, nên sử dụng nhựa thông nha khoa để ngăn ngừa độc tính thủy ngân.

Nếu cần chụp X-quang răng, thường các nha sĩ sẽ đợi cho đến khi bạn sinh con xong. Mặc dù hầu hết các tia X nha khoa không ảnh hưởng đến vùng bụng hoặc vùng chậu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Về vấn đề này, Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ cho biết: Tất cả các kiểm tra X-quang nha khoa (với che chắn bằng chì thông thường trên bụng và tuyến giáp) đều an toàn trong thai kỳ. Nha sĩ cũng sẽ che cổ họng của mẹ bầu bằng một cổ áo chì để bảo vệ tuyến giáp khỏi bức xạ.

Ngoài ra, công việc nha khoa thường cần dùng kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng. Một số loại thuốc kháng sinh như penicillin, amoxicillin và clindamycin, được dán nhãn loại B để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, có thể được kê cho bạn sau khi làm thủ thuật.

Nếu bạn đang trong thời gian niềng răng và có thai thì cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, không nên tiếp tục thay niềng răng mới.

Nha khoa thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây mê nha khoa có an toàn khi mang thai không?

Mẹ bầu cần thông báo ngay cho nha sĩ là mình đang mang thai để nha sĩ chọn thuốc gây mê phù hợp. Theo Đại học Sản khoa Hoa Kỳ, sử dụng thuốc gây tê tại chỗ (lidocaine có hoặc không có epinephrine) là an toàn trong thai kỳ.

Theo tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Hagai đã khẳng định, không có bằng chứng cho thấy điều trị nha khoa bằng thuốc gây mê là có hại trong thai kỳ. Chúng tôi khi xác định xem có nguy cơ đáng kể của điều trị nha khoa với gây mê và kết quả mang thai hay không. Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ rủi ro nào.

Nha khoa thai kỳ

Có thể nhổ răng khi mang bầu không?

Câu trả lời là có thể! Đặc biệt nếu răng của bạn bị tổn thương quá nặng do sâu răng hoặc chấn thương, cần nhổ răng càng sớm càng tốt. Vi khuẩn từ nhiễm trùng răng sâu có thể nhiễm vào máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm lý tưởng để nhổ răng. Khi đó có thể tránh được tia X trong tam cá nguyệt thứ nhất. Cũng như sự khó chịu khi phải nằm ngửa trong thời gian dài trong tam cá nguyệt thứ ba.

Hút tuỷ răng trong khi mang thai thì sao?

Khi sâu răng lan sâu vào trong răng, nơi có các đầu dây thần kinh, nó có thể trở nên vô cùng đau đớn.

Trong điều trị tủy, tủy được loại bỏ và làm sạch bên trong răng và không cần thiết phải nhổ răng.

Nha khoa thai kỳ

Tôi có thể làm trắng răng khi mang thai?

Tốt nhất là thực hiện làm trắng răng và các thủ tục nha khoa thẩm mỹ khác sau khi sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bạn đang sử dụng bộ dụng cụ làm trắng răng tại nhà, hãy  kiểm tra nồng độ hydro peroxide không vượt quá 6%.

Tôi có thể niềng răng khi mang thai không?

Nếu bạn đã trải qua điều trị chỉnh nha, bạn vẫn có thể tiếp tục trong quá trình mang thai. Do thay đổi nội tiết tố, một số mẹ bầu có thể bị sưng nướu, đôi khi gây kích ứng từ dây nẹp và giá đỡ. Nha sĩ có thể cung cấp gel an toàn để giúp giảm đau.

Nha sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên đợi cho đến sau khi sinh mới thay niềng răng mới.

Lý do là khi thay niềng cần phải chụp X-quang, mà việc này tránh càng nhiều càng tốt trong khi mang thai. Ngoài ra, khi tăng cân, hình dạng của khuôn mặt và miệng của bạn có thể thay đổi. Làm cho việc điều chỉnh và lắp niềng răng trở nên phức tạp hơn.

Hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc răng miệng khi mang thai

Đây là cách bạn có thể chăm sóc răng và nướu khi mang thai:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đánh răng hai lần một ngày trong 2 phút bằng kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ những mẩu thức ăn nhỏ giữa các kẽ răng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.
  • Nếu bạn bị nghén, tránh đánh răng ngay sau khi bị nôn ói. Vì răng sẽ bị làm mềm bởi axit từ dạ dày của bạn. Điều này có thể làm hỏng bề mặt men răng.

Thay vào đó, hãy súc miệng bằng nước và đợi khoảng một giờ mới đánh răng. Bạn cũng có thể dùng dung dịch baking soda (1 muỗng baking soda hòa tan trong 1 cốc nước) để trung hòa axit.

  • Tránh uống đồ uống có đường (như đồ uống có ga hoặc trà ngọt) và thực phẩm có đường quá thường xuyên.
  • Uống nhiều nước trong suốt cả ngày, đặc biệt là giữa các bữa ăn và đồ ăn nhẹ.
  • Khi đói, hãy ăn nhẹ với các loại thực phẩm như rau, trái cây tươi hoặc sữa chua nguyên chất. Tránh các thực phẩm có đường hoặc axit.
  • Tránh nước súc miệng có chứa cồn.
  • Xúc miệng nước muối hàng ngày có thể giúp giảm viêm nướu. Xoa rửa xung quanh miệng một vài lần trước khi nhổ ra (đừng nuốt).

Theo theAsianparent

Xem thêm

Bài viết của

ngocanh