Đâu là nguyên nhân làm mẹ bầu bị vỡ ối sớm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vỡ ối sớm là tình trạng nguy hiểm. Mẹ cần nắm rõ nguyên nhân vỡ ối sớm để có cách phòng tránh, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Thế nào gọi là vỡ ối sớm?

Túi ối là túi chất lỏng bao bọc thai nhi trong thời gian còn trong bụng mẹ. Túi này hình thành từ khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai thành công. Nó không chỉ bảo vệ thai nhi, dây rốn mà còn cung cấp môi trường thích hợp cho thai phát triển.

Nguồn hình ảnh: What Does Leaking Amniotic Fluid Feel Like? – Signs & Causes

Thông thường lớp màng ối chỉ vỡ khi mẹ bầu đến lúc chuyển dạ, từ khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ trở đi. Vỡ ối sớm là tình trạng gần ngày sinh màng ối bị rách và vỡ ra trước khi tử cung có các dấu hiệu co thắt chuyển dạ, hay nói cách khác, vỡ ối sớm là dấu hiệu đầu tiên của chuyển dạ. Nếu mẹ bầu vỡ ối trước 37 tuần thì được gọi là vỡ ối non.

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào đối với thai phụ và thai nhi?

Tình trạng vỡ ối sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Nguy hiểm nhất là cuống rốn rụng, thai nhi không được cung cấp oxy và dưỡng chất để duy trì sự sống nên khả năng tử vong rất cao
  • Trong trường hợp cuống rốn không bị rụng thì vẫn có nguy cơ bé bị ngạt thở trong bụng mẹ. Khi nước ối chảy ra hết, tử cung bắt đầu thắt chặt lấy bào thai, gây cản trở nghiêm trọng đến khả năng tuần hoàn máu của cuống nhau
  • Ối vỡ sớm cũng khiến cổ tử cung giãn nở không đều, kéo dài quá trình sinh của mẹ, gây khó sinh, viêm nhiễm tử cung
  • Mẹ dễ gặp phải những vấn đề như viêm phúc mạc (màng bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu), nhiễm trùng máu…

Mẹ có thể bị vỡ ối sớm bất ngờ, thời gian vỡ ối càng lâu thì nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn từ âm đạo lan lên tử cung càng nhiều. Nếu thai phụ có thể sinh trong vòng 6 tiếng kể từ khi vỡ ối thì hầu như không có nguy cơ nhiễm khuẩn; trường hợp ối vỡ trên 6 giờ mà chưa sinh được thì nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên và có thể rất nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không phải mẹ nào vỡ ối sớm cũng cần xử trí bằng cách mổ lấy thai. Không ít trường hợp sản phụ vỡ ối sớm nhưng được theo dõi và chăm sóc, hướng dẫn đúng cách thì vẫn đẻ thường được.

Đâu là nguyên nhân vỡ ối sớm ở mẹ bầu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vỡ ối sớm ở mẹ bầu, 1 số nguyên nhân do cơ địa của mẹ trong khi số khác là do các yếu tố bên ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khoang chậu hẹp, dị hình, tư thế nằm của thai nhi không thuận lợi

Mẹ có khoang chậu hẹp thì phần thân thể thai nhi cần lộ ra trước không nằm trong khoang chậu nên không thể chiếm toàn bộ khoang chậu. Ở tháng cuối cùng, bọc nước ối chịu nhiều sức ép hơn do cân nặng của thai nhi gần đạt mức tối đa dễ dẫn đến tình trạng màng thai bị rách sớm.

Mẹ mang đa thai, lượng nước ối quá nhiều cũng là nguyên nhân vỡ ối sớm

Sức ép đè lên khoang tử cung tăng: Nước ối quá nhiều, đa thai khiến cho sức ép trong khoang tử cung tăng lên, đè lên cổ tử cung khiến cho màng thai bị rách sớm.

Mẹ bị tổn thương ở bên ngoài

Thai phụ bị tổn thương bên ngoài phần bụng, va chạm mạnh, vấp ngã… đều có thể là nguyên nhân làm màng ối bị rách sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các yếu tố khác gây vỡ ối sớm ở mẹ bầu

  • Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm bao gồm chị em mang thai khi đã lớn tuổi hoặc bị thiếu hụt vitamin C khi mang thai
  • Bên cạnh đó, các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, herpers sinh dục, lậu… hay các bệnh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo khác như viêm cổ tử cung, nhiễm trùng do nấm, trichomona… cũng có thể là thủ phạm khiến cho bà bầu rơi vào tình trạng vỡ ối sớm trước khi sinh
  • Mẹ bầu có sử dụng chất kích thích như thuốc lá sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ vỡ ối sớm so với bà bầu không dùng chất kích thích.
  • 1 số trường hợp mẹ bầu bị vỡ ối sớm không rõ nguyên nhân.

Xử trí thế nào khi bị vỡ ối sớm?

  • Ngay khi phát hiện có dấu hiệu vỡ ối, thai phụ cần phải nhập viện càng sớm càng tốt
  • Tuyệt đối không tiếp xúc tay vào bộ phận sinh dục, không cho bất cứ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Mẹ chỉ dùng băng vệ sinh cho sản phụ và thay sau mỗi vài giờ. Đây cũng là cách theo dõi lượng nước ối rò rỉ để thông báo cho bác sĩ
  • Uống nhiều nước hơn để bù lại lượng ối đã mất. Mẹ cũng cần chú ý theo dõi thai máy để kịp thời nhờ hỗ trợ từ nhân viên y tế
  • Nếu cần dùng toilet, mẹ bầu nên nhờ người thân vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Nên dùng khăn giấy trắng, mềm, dai, không mùi để lau vùng kín từ trước ra sau khi đi vệ sinh.
  • Tại cơ sở y tế, thai phụ sẽ được kiểm tra và theo dõi tim thai, cử động thai; theo dõi thân nhiệt để phát hiện tình trạng sốt; kiểm tra sự thay đổi của nước ối (màu sắc, mùi) để xem có bị nhiễm trùng không… Mẹ cần giữ bình tĩnh và tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Vỡ ối sớm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ngay khi phát hiện tình trạng này mẹ bầu không nên hoảng loạn. Hãy nhờ người thân giúp đỡ mang đến bệnh viện và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần trong mọi tình huống.

Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi