Trẻ đi tắm sông: Giải tỏa cơn khát hay tự chuốc bệnh tật?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong những ngày thời tiết nắng như đổ lửa như thế này tại Việt Nam, cho trẻ đi tắm sông là lựa chọn của rất nhiều ông bố, bà mẹ.

Trẻ đi tắm sông: Giải tỏa cơn khát hay tự chuốc bệnh tật?

“Nắng gì như nắng thành Vinh”! Câu nói từ xưa tới nay vẫn đúng.

Chỉ có đến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An những ngày này mới thấm thía được. Nắng như đổ lửa. Không khí bỏng rát. Người dân còn chẳng dám ra đường buổi trưa.

Để rồi đến khi về chiều tối, hàng trăm người lại đưa trẻ đi tắm sông để giải nhiệt.

Sông Lam dậy sóng

Hình ảnh quen thuộc mỗi buổi chiều tại sông Lam

Bắt đầu từ một tuần nay, chiều nào cũng vậy, sông Lam ở Nghệ An là địa điểm được nhiều người lựa chọn.

Bãi tắm nằm bên bờ sông Lam, cách cầu Bến Thủy khoảng 1km. Khu vực này nước không quá sâu lại chảy êm. Rất nhiều phụ huynh đưa con mình ra đây để tập bơi, tắm mát.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi xuống nước, các em nhỏ được bố mẹ, ông bà hướng dẫn mặc áo phao đến chỗ tắm an toàn. Nhiều phụ huynh còn mang theo cả can nhựa cùng con tập bơi.

Đến tận 17h chiều,  bãi tắm vẫn nhộn nhịp với cảnh người lớn, trẻ nhỏ cùng tắm, tập bơi. Các dịch vụ ăn theo như quán nước giải khát, cho thuê phao cũng được dịp nở rộ.

Mặc dù đã đề phòng tình trạng đuối nước, song kể cả trong trường hợp mặc áo phao đi chăng nữa, trẻ đi tắm sông cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Bệnh tật là một trong số đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những căn bệnh có thể mắc phải khi trẻ đi tắm sông

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm các bệnh về da

Nên nhớ rằng, sông hồ là nơi tiếp nhận nhiều nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp chưa qua xử lý.

Khi bơi, tắm, thời gian ngâm nước dài, khả năng mắc bệnh càng cao!

Các bệnh điển hình là viêm da tiếp xúc, dị ứng, nhiễm nấm… Bệnh thường chỉ bắt đầu với triệu chứng ngứa, xuất hiện mụn nước… Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm da nặng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh về tai mắt

Khi bơi lội tại sông, hồ, hầu hết người bơi không đeo kính. Việc này có thể khiến mắt phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ô nhiễm và mắc bệnh. Ngoài triệu chứng đỏ mắt, nước bẩn có thể gây bệnh mắt hột, lậu mắt,… Những nơi càng ô nhiễm, khả năng mắc bệnh càng cao.

Tai cũng là nơi dễ dàng bị ứ đọng nước bẩn, nấm và vi khuẩn. Nếu không có biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chúng có thể gây đau nhức, viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến thính giác.

Bệnh đường tiêu hóa

Kể cả khi có người lớn đi cùng, trẻ vẫn đối diện với nhiều nguy cơ

Trong nước hồ, sông có thể tồn tại ấu trùng giun, sán và E. coli. Nếu không may uống phải, trẻ sẽ mắc các bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy, nhiễm giun, sán, viêm ruột. Ngoài ra, trong nước bẩn cũng tồn tại ký sinh trùng Giardia gây tiêu chảy cấp, Norwalkvirus gây viêm dạ dày, viêm gan vi rút A.

Bệnh đường sinh dục

Bộ phận sinh dục là nơi dễ tổn thương. Khi bị ngâm lâu trong nguồn nước ô nhiễm, cơ quan sinh dục có thể bị tổn thương, mắc các bệnh phụ khoa, nam khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, nếu trong vùng bơi có người mắc bệnh, mầm bệnh có thể lây nhiễm sang người xung quanh. Chúng không chỉ đem đến sự khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người bơi.

Đuối nước

Mặc dù đã có phao bơi, nhưng ai dám chắc, lúc nào trẻ cũng an toàn?

Do vậy, dù rằng rất nóng, rất mệt, nhưng tắm sông trong thời điểm này cũng không phải là thông minh. Ngoài ra, nếu trẻ bị sốc nhiệt, chết đuối trên cạn hoặc vô vàn các bệnh khác cũng sẽ là thảm họa.

Đừng vì chiều con mà giết con!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo TuoiTre

Xem thêm:

Chết đuối trên cạn  thuật ngữ bố mẹ nào cho con đi bơi đều phải biết !

Hút thuốc lá có hại cho cơ thể của người hút và đặc biệt là trẻ nhỏ

5 trẻ bị đuối nước và tử vong trong buổi dã ngoại cuối năm

 

 

 

Bài viết của

DAVE