Rau bong non, mẹ mang thai lần đầu cùng em bé may mắn thoát khỏi tay tử thần

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ mang thai, cơ thể thường rất yếu, dễ là mục tiêu của các loại bệnh và virus tấn công. Rau bong non là một trong số những bệnh đó.

Rau bong non, mẹ mang thai lần đầu cùng em bé may mắn thoát khỏi tay tử thần

Đối với mỗi cặp vợ chồng, có con, thai nghén và sinh con ra là một hành trình dài, bỡ ngỡ nhưng đầy hạnh phúc. Có nhiều cặp vợ chồng đến tận khi bế em bé đỏ hòn trên tay vẫn không tin nổi điều kỳ diệu đó.

Nhưng để tận hưởng được giây phút thần kỳ đó, mẹ bầu phải trải qua rất nhiều đau đớn, mệt mỏi và cả nguy hiểm nữa.

Nhập viện vì ra nhiều máu

Rau bong non thường xuất hiện ở sản phụ có tiền sử bệnh

Khoa Điều trị theo yêu cầu, bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một ca bệnh “khó nhằn”.

Thai phụ Nguyễn Thị Thùy, 23 tuổi, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh, nhập viện trong tình trạng chảy máu rất nhiều vùng âm đạo, đau bụng dữ dội. Thai nhi chẩn đoán đang ở tuần thứ 33, bị rối loạn nhịp tim thai 90 – 160 nhịp/phút. Tử cung thai phụ bị rối loạn cơn co, mỗi cơn co lên tới 100mmHg.

Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn và tiến hành siêu âm cho thai phụ. Hình ảnh cho thấy, vùng tử cung của mẹ Thùy có khối máu tụ sau bánh rau đường kính 7x10cm. Đây biểu hiện của bánh rau đã bong, rất nguy hiểm cho thai nhi. Thai phụ sau đó được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một tiếng đồng hồ căng thẳng

Rau bong non nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu

Ca mổ kéo dài 1 tiếng đồng hồ trong sự lo lắng và bồn chồn của người nhà bệnh nhân. Nhận định ban đầu cho thấy, trường hợp rau bong non khá phức tạp, đặc biệt là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, bé trai hơn 2 kg ra đời trong niềm hân hoan của ê-kíp và mẹ.

Theo Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh),  sau khi cứu sống được thai nhi thì bài toán đặt ra là cần tiến hành bảo tồn hay cắt bỏ tử cung của sản phụ bởi tử cung của sản phụ bị tụ huyết nhiều vị trí. Vị trí lớn nhất lên đến 7cm, toàn bộ phần đáy tử cung tím đen do máu tụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cuối cùng, với quyết tâm cao, các bác sĩ đã sử dụng nhiều phương pháp như điều chỉnh rối loạn đông cầm máu, loại bỏ huyết khối máu tụ để đảm bảo sức khỏe mà vẫn bảo tồn được tử cung cho người bệnh.

Hiện sức khỏe của mẹ và bé đều đã ổn định.

Rau bong non là gì?

Một trong những bệnh nguy hiểm ở mẹ bầu

Nhiều mẹ bầu lần đầu tiên bỡ ngỡ, chưa hiểu rau bong non là gì. Đây là một cấp cứu sản khoa thường xảy ra ở ba tháng cuối của thời kỳ thai kỳ với diễn biến đột ngột, nhanh chóng có thể đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi do tình trạng choáng mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triệu chứng

– Đau: Đau vùng bụng dưới xuất hiện một cách đột ngột, bắt đầu từ tử cung đau xiên ra sau lưng và lan xuống đùi sau đó lan khắp cả bụng. Cơn đau có tính chất liên tục kéo dài.

– Xuất huyết: Xuất huyết âm đạo có thể có hoặc không có do máu đọng lại trong tử cung mà không chảy ra ngoài. Tính chất máu chảy ra là máu đỏ sậm loãng không đông.

– Mệt mỏi do thiếu máu

– Ngất xỉu, choáng, chóng mặt

– Hội chứng tiền sản giật đi kèm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguy hiểm thế nào?

Rau bong non có thể xuất hiện sau chấn thương mạnh vùng tử cung bị va đập

Trong những thể nặn,  mặc dù đã được xử trí nhưng tính mạng bệnh nhân vẫn bị đe dọa nhiều vì các biến chứng choáng chảy máu, vô niệu…

Thông thường sau khi rau bong, cơn chuyển dạ sẽ bắt đầu khởi phát. Chuyển dạ thường diễn ra rất nhanh. Ở thể nhẹ bấm ối thể tích giảm làm tử cung co bóp được, cổ tử cung mở nhanh thai sổ ra ngay, rau và máu cục ra theo, nhưng tử cung có thể đờ và máu chảy nhiều; Có thể chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng trong chốc lát. Nếu không xử lý kịp thời sẽ đưa đến nhiều biến chứng.

Mẹ bầu phải làm sao với rau bong non?

Mẹ tròn con vuông – trộm vía

Để tránh xảy ra hiện tượng rau bong non gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, mẹ bầu cần chú ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Khoảng cách giữa 2 lần sinh không nên kéo dài quá 7 năm

– Khi có thai phải được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý

– Nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén

– Bổ sung axit folic trước và ngay sau khi mang thai…

– Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới…  hãy đi khám ngay lập tức

Theo Doisongvietnam

Xem thêm:

Làm thế nào để phòng tránh được nguy cơ dọa sinh non khi mang thai 7 tháng?

Thai 37 tuần bị dư ối, mẹ Bầu nên làm gì để tránh nguy cơ sinh non

Sinh non khi thai 24 tuần, em bé chỉ bằng ống xi lanh vẫn sống sót một cách thần kỳ

Bài viết của

DAVE