Phát hiện mới về ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ khi ngủ chung với con mới biết đi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017, việc ngủ chung với trẻ mới biết đi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ. Vậy, mẹ nên chọn hướng giải quyết như thế nào thì tốt nhất cho cả mẹ và bé?

Bạn đã từng ngủ chung với trẻ mới đi chưa?

Ở nhà bạn ngủ chung hay ngủ riêng?

Rất nhiều bố mẹ thích ngủ chung với con. “Chung" ở đây là chung giường, chung phòng hoặc chung cả giường lẫn phòng.

Thời gian ngủ chung cũng rất phong phú. Không nhất thiết bố mẹ phải ngủ chung con trọn một đêm, có khi chỉ vài giờ vì nửa đêm bé vào phòng bố mẹ. Hoặc ngủ chung liên tiếp nhiều đêm.

Ngủ chung với trẻ - nên hay không nên?

Đối với trẻ

Ngủ chung sẽ giúp ngủ ngon hơn - đó là suy nghĩ chung của hầu hết bố mẹ. Nhất là sau sinh, mẹ thường ngủ cùng con để tiện chăm sóc, thay tã, cho bé bú, …

Tuy nhiên, viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng bố mẹ không nên ngủ chung giường với trẻ 2 - 4 tháng tuổi. Ngủ chung sẽ giúp tăng khả năng bị SIDS ở trẻ. SIDS là viết tắt của Sudden Infant Death Syndrome, tạm dịch: hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Ngủ ngửa hoặc nằm nghiêng, quá nóng và tiếp xúc với khói thuốc lá, vô tình bị chèn ép khi ngủ, … đều có thể gây ra những cái chết trong nôi này.

Đối với mẹ

Tạp chí Nhi khoa Phát triển và Hành vi năm 2017 đã công bố một nghiên cứu về ảnh hưởng của việc ngủ chung đến mẹ. Khi bé không ngủ tròn giấc, giấc ngủ của mẹ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Ngủ không đủ giấc lâu ngày sẽ khiến mẹ bị suy nhược thần kinh. Lúc này, ngủ chung với trẻ mới biết đi càng khiến cho tình hình của mẹ xấu hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi mẹ ngủ chung với trẻ mới biết đi?

Với trẻ mới biết đi, ảnh hưởng này càng lớn hơn. Từ 12 đến 32 tháng là thời gian trẻ chập chững tập đi. Trong khoảng thời gian này, bé rất thích di chuyển, dù di chuyển thành từng bước rất chậm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đôi khi nửa đêm giật mình thức giấc, bé cảm thấy sợ hãi hoặc muốn ngủ chung bố mẹ để có cảm giác an toàn hơn. Rất nhiều bố mẹ bị đánh thức lúc nửa đêm khi bé đi đến gần hoặc leo lên giường để ngủ chung. Điều này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến giấc ngủ của bé và bố mẹ cùng bị đứt quãng. Mỗi đêm, giấc ngủ của bố mẹ trung bình mất đi ít nhất 51 phút quý giá. Gián đoạn giấc ngủ khiến cả bố mẹ lẫn bé đều không tỉnh táo. Căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm là những cảm giác bố mẹ phải đối mặt.

Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

Tại sao các gia đình vẫn ngủ chung?

Ngủ chung làm rối loạn giấc ngủ của các bà mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Vậy, tại sao nhiều gia đình vẫn quyết định ngủ chung nhau?

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Cuộc sống có quá nhiều bận rộn. Việc các thành viên trong gia đình không gặp nhau cả ngày là điều hoàn toàn bình thường. Ngủ trong không gian chung sẽ tạo điều kiện gắn kết mọi người trong nhà hơn. Hoặc mọi người trong nhà ngủ chung với nhau đã trở thành một nếp sinh hoạt riêng của gia đình.

Đôi khi, bố mẹ thực sự không muốn ngủ chung con vì muốn cho bé tự lập hơn. Nhưng tìm được cách phù hợp thật không dễ dàng chút nào!

Làm thế nào để khuyến khích trẻ mới biết đi ngủ riêng?

Xin ý kiến bác sĩ nhi khoa

Xây dựng một kế hoạch giấc ngủ phù hợp là điều bác sĩ có thể giúp bạn. Giấc ngủ rất quan trọng đối với cả gia đình. Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe tổng thể. Nghiêm túc chọn giải pháp khoa học sẽ giúp gia đình có giấc ngủ ngon và sâu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuê một người có kinh nghiệm dỗ bé ngủ

Nếu không quá khó khăn về tài chính, bố mẹ hãy thuê một “chuyên gia giấc ngủ”. Chỉ cần vài buổi, bé sẽ dễ ngủ hơn hẳn. Không chỉ ít giật mình, bé còn ngủ ngoan và ngủ sâu hơn.

Nhờ người thân

Bố mẹ kiệt sức. Con cái mệt mỏi. Tâm lý ai cũng khó chịu. Để thay đổi thói quen là rất khó, song không phải không thực hiện được. Nhờ người thân như ông bà, cô dì, chú bác, … hỗ trợ là một ý tưởng khả thi. Chỉ cần tìm cách cho bé thấy an toàn khi nằm ngủ một mình. Tạo không gian thân quen, ấm áp cũng là một cách giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ ngon.

Ngủ chung với trẻ mới biết đi thực sự sẽ mang đến cảm giác an toàn cho con. Tuy nhiên, điều này không tốt cho giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần của cả mẹ và bé. Chúc mẹ sớm tìm được giải pháp phù hợp để có thể thoải mái ngả lưng sau ngày dài mệt mỏi nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo verywellfamily.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le