Cùng tìm hiểu ngôi thai thuận là gì cũng như cách đưa bé vào ngôi thai thuận để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được dễ dàng nhất mẹ nhé!
Ngôi thai thuận là gì?
Nếu bạn vẫn chưa biết ngôi thai thuận là gì thì ngôi thai thuận chính là hiện tượng thai nhi thay đổi tư thế cho phần đầu hướng xuống phía dưới xương chậu của mẹ. Chính vì vậy mà ngôi thai thuận còn có tên gọi khác là ngôi thai đầu.
Đây là tư thế dễ dàng nhất cho mẹ bầu khi vượt cạn bởi khi đầu chúc xuống dưới, bộ phận này sẽ tạo được áp lực lên buồng tử cung và khiến buồng tử cung mở rộng hơn, đồng thời, đầu thai nhi sẽ ra khỏi âm hộ đầu tiên, tay chân bé đều xuôi về phía sau mà không bị “mắc kẹt” lại nên chắc hẳn là giúp bé chào đời dễ dàng hơn nhiều so với các tư thế khác.
Trong vị trí ngôi thai thuận còn được chia nhỏ thành 4 ngôi thai khác phụ thuộc vào độ cúi, ngửa của mặt bé, bao gồm: Ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán và ngôi mặt.
Ngoài ngôi thai thuận còn có những ngôi thai nào khác?
Ngôi mông (ngôi ngược)
Có khoảng 25% thai nhi nằm ở ngôi ngược trong tuần thai thứ 32, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 3% ở tuần thứ 38-40. Ngược lại với ngôi thuận, ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi quay mông xuống phía dưới khung chậu của mẹ, còn đầu lại xoay về hướng ngực mẹ. Đây là vị trí rất khó để sinh thường, có thể gây tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ. Vì vậy, đa phần bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ. Có tất cả 4 kiểu ngôi mông ở thai nhi:
Ngôi ngang
Vị trí này còn có tên gọi khác là ngôi vai và ngôi xiên. Đây là hiện tượng ngôi thai nằm ngang tử cung. Tuy nhiên, không phải lúc nào đầu và mông của thai nhi cũng đều ngang nhau mà có thể sẽ hơi “xiên xéo” một chút.
Ngôi thai ngang là tình trạng ngôi thai bất thường và gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Mẹ hoàn toàn không thể sinh thường được vì kích thước ngang của bé là khá lớn. Trong 3 tháng cuối, mẹ cần phải nghỉ ngơi để tránh trường hợp vỡ ối non. Khi thai đủ tháng, mẹ cần phải được mổ lấy thai ngay để đề phòng các biến chứng.
Làm sao để nhận biết ngôi thai thuận?
Mẹ có thể dùng 2 bàn tay sờ nắn vào đáy tử cung và các vị trí trên bụng bầu để xác định những bộ phận của bé. Nếu thấy cứng cứng ở vùng dưới đáy tử cung, đó có thể là đầu của bé và chứng tỏ bé đã ở ngôi thai thuận.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể khá cảm tính nên để có kết luận chính xác nhất, mẹ nên siêu âm để thấy rõ tư thế nằm của thai nhi.
Bé chuyển ngôi thai thuận từ tuần bao nhiêu trong thai kỳ?
Thực tế thì mỗi bé sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau, có bé mới tháng thứ 5 đã quay đầu, cũng có bé hoàn toàn không quay đầu trong suốt thai kỳ cho đến khi được sinh ra khỏi bụng mẹ. Đối với mẹ sinh lần đầu, đa phần các bé sẽ quay ngôi thai thuận từ tuần thai thứ 32-35. Mẹ sinh lần thứ 2 trở đi thì thời gian quay đầu của thai nhi sẽ lâu hơn, khoảng tuần thai thứ 36-37.
Làm sao để thai quay đầu đúng vị trí?
Ngồi đúng cách
Tư thế ngồi đúng là mẹ bầu phải luôn để đầu gối thấp hơn mông, tức là mẹ không được ngồi xổm. Nếu ngồi ở ghế quá thấp như ghế ngồi ô tô chẳng hạn thì mẹ bầu nên sử dụng thêm miếng đệm lót để giữ cho đầu gối luôn thấp hơn mông.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng lưu ý không nên ngồi một chỗ quá lâu mà phải thường xuyên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút.
Nằm đúng cách
Tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng về bên trái để tăng tuần hoàn máu và oxy đến thai nhi, giúp bé dễ xoay người hơn.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Các môn thể thao tốt cho bà bầu dễ sinh gồm có đi bộ, bơi lội, yoga,… trong đó, đi bộ và bơi lội là 2 môn tốt nhất để thai dễ quay đầu.
Ngoài ra còn có các bài tập giúp hỗ trợ bé quay đầu dễ dàng hơn như:
- Bài tập đầu gối – ngực: Đứng lên ngồi xuống sao cho đầu gối sát vào ngực. Tập 2 lần/ngày, mỗi lần 5–15 phút để thai nhi quay đầu đúng vị trí sinh nở
- Tập bò hàng ngày: Chống 2 tay và hai đầu gối xuống đất, bò nhẹ nhàng tầm 5 đến 10 phút/lần
- Bài tập rướn mông: Mẹ quỳ trên nệm hoặc giường thấp theo tư thế bò, đầu cúi xuống, giữ thẳng lưng rồi cố gắng rướn mông lên cao trong vài giây sau đó thả lỏng và tiếp tục lặp lại động tác này liên tục trong vài phút
Vừa rồi là những thông tin về ngôi thai thuận. Đây là vị trí thai thuận tiện nhất cho mẹ bầu sinh thường. Tuy nhiên, nếu thai nằm ở những tư thế không thuận thì mẹ cũng đừng quá lo lắng kẻo ảnh hưởng đến thai kỳ nhé. Hãy thử áp dụng các cách trên để hỗ trợ thai quay đầu dễ dàng hơn!
Xem thêm:
- Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu nguy hiểm dọa sinh non?
- 31 tuần thai nhi đã quay đầu chưa, có cách nào giúp thai nhi quay đầu không?
- Thai 38 tuần chưa quay đầu, liệu mẹ có phải sinh mổ?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!