Ngôi thai chưa cố định - Mẹ có nên lo lắng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi trên phiếu siêu âm có kết quả ngôi thai chưa cố định, nhiều mẹ bầu thường thắc mắc đánh giá này thể hiện điều gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ngôi thai chưa cố định là như thế nào?

Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ đến ống dẫn sinh và đi ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy vào sự chuyển động của thai nhi mà vị trí của ngôi thai sẽ khác nhau.

Ngôi thai chưa cố định nghĩa là thai nhi xoay trở thường xuyên trong buồng tử cung. Thai nhi càng lớn thì sự xoay chuyển ngôi càng ít do diện tích ngày càng chật hẹp. Thông thường, trước tuần thứ 28 của thai kỳ, thai nhi sẽ nằm ở ngôi mông tức là phần đầu hướng lên ngực của mẹ hoặc ngôi ngang. Sau 28 tuần, thai nhi càng to ra, phần thân lớn hơn phần đầu, nước ối lại ít đi, phần đầu của thai nhi hướng về dưới âm hộ của mẹ, mông thai nhi sẽ hướng về phía ngực, thai tự bình chỉnh là ngôi đầu (ngôi thuận) và cố định ở đó cho đến khi chuyển dạ.

Các vị trí ngôi thai thường gặp

  • Ngôi đầu (ngôi thuận): Là ngôi dọc mà đầu của thai nhi hướng về đáy khung chậu của mẹ, mông hướng lên trên.
  • Ngôi mông (ngôi ngược): Là ngôi dọc mà vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ.
  • Thai ngôi ngang: Ngôi thai không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang tử cung, đầu có thể ở bên phải hay bên trái. Đây là tư thế nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai phụ khi được chẩn đoán ngôi ngang cần được theo dõi tích cực ở 3 tháng cuối thai kỳ; cần nghỉ ngơi ở tháng cuối tránh trường hợp vỡ ối non gây tử vong cho thai nhi.

Khi nào thì ngôi thai cố định?

Theo các bác sĩ, trung bình thai nhi dưới 35 tuần ngôi thai chưa cố định và bác sĩ không thể xác định ngôi thai cố định ở vị trí nào. Tuy nhiên, hầu hết trên 35 tuần thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu vào nằm cố định để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nhưng nếu bé là con thứ 2 thì có thể sau 36 tuần con mới quay đầu cố định vị trí.

Tuy nhiên, vẫn có 1 số trường hợp thai nhi sẽ quay đầu ngược lại sau thời điểm này. Như vậy, thai nhi có thể từ thai thuận trở thành thai ngược.Vì vậy, mẹ cần nên thường xuyên khám bác sĩ để có thể biết thai nhi quay đầu chưa, thai ngôi thuận hay ngôi ngược để lựa chọn phương pháp sinh con tốt nhất.

Mẹ cần làm gì khi ngôi thai chưa cố định?

Nếu trước tuần thứ 35 bác sĩ kết luận ngôi thai chưa cố định thì mẹ cũng đừng vội lo lắng vì đây chưa phải là thời điểm ngôi thai quyết định việc sinh mổ hay sinh thường.

Tuy nhiên sau tuần thứ 35 nếu em bé vẫn khá nghịch ngợm chưa cố định ngôi thai hoặc cố định ở vị trí thai không thuận, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc tác động trực tiếp đến thai nhi để bé có thể nằm cố định ở vị trí thuận lợi cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, 1 số cách đơn giản dưới đây cũng là những phương pháp để mẹ giúp thai nhi xoay chuyển cố định ở ngôi thuận:

1. Giơ chân lên cao

Khi nằm, mẹ giơ chân lên cao khiến cơ thể dốc xuống, làm thai nhi di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ chuyển được ngôi thai. Mẹ bầu nên thực hiện tư thế này từ tuần thai thứ 30, nên làm 3 lần mỗi ngày và không nên tập vào những lúc mới ăn no để tránh trào ngược dạ dày.

2. Chống chân

Mẹ chống tay và chân trên sàn phẳng sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự với động tác trên giúp bé đổi ngôi thuận. Mẹ nên tập động tác này từ tuần thai thứ 37.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tập luyện với bóng

Lúc này, mẹ cần trợ thủ là trái bóng loại chuyên dụng cho bà bầu. Xoay phần hông và mông với trái bóng hằng ngày sẽ giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn về vị trí sinh nở cần thiết.

4. Bài tập với đầu gối – ngực

Với bài tập này, mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 - 37. Khi thực hiện mẹ cần đứng thẳng lưng rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Nên thực hiện các động tác một cách chậm rãi, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút sẽ có ích giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết

5. Nằm trên đầu gối

Với động tác này ban đầu mẹ sẽ ngồi quỳ, sau đó trường người lên phía trước chống tay giữ cơ thể để không ép bụng vào gối. Thực hiện mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần chừng 5 phút động tác này sẽ giúp kích thích cho bé quay đầu. Mẹ nên tập động tác này nhẹ nhàng và cẩn thận, và nên tập làm trong tuần thai thứ 30 đến 37.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Bơi lội

Bơi lội không chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu mà trong những tháng cuối thai kỳ nó còn giúp cho em bé xoay đầu đúng hướng. Môn thể thao này còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp khi mang thai.

7. Phương pháp nóng – lạnh

Đây là 1 phương pháp rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.

8. Cho con nghe nhạc và thường xuyên nói chuyện với con

Vào tuần thứ 35, 36, thính giác của thai nhi đã rất phát triển, bé đã có thể nghe những âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ. Do đó, mẹ hãy để loa nghe nhạc ở phía bụng dưới và trò chuyện với bé hàng ngày, bé sẽ có xu hướng di chuyển đến gần vị trí có âm thanh hơn, và từ đó sẽ giúp bé dễ dàng quay đầu sang ngôi thuận hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi