Ngôi mông có sinh thường được không? Theo các chuyên gia sản khoa, điều này vẫn có thể nhưng mẹ bầu cần lưu ý về một số biến chứng dưới đây.
Ngôi mông là ngôi như thế nào, vì sao thai nhi lại ở tư thế này?
Đến tuần thứ 36, hầu hết trẻ sẽ quay đầu theo hướng sinh và chờ ngày được ra ngoài. Tuy nhiên, có khoảng 4% trẻ được sinh ngôi mông. Đây là tư thế chân và mông của bé lại nằm ở hướng đi ra trước.
Thai nhi ngôi mông được chia ra 3 loại đó là:
- Thai nhi ngôi mông hoàn toàn: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại thành tư thế ngồi bắt chéo chân.
- Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh,hai chân duỗi thẳng ngay phía trước mặt bé, hai bàn chân đặt sát nhau.
- Thai nhi ở vị trí ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: Một hoặc hai chân của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh.
Các bác sĩ không thể nói chính xác lý do vì sao lại xảy ra thai ngôi mông, nhưng theo Hiệp hội mang thai Mỹ, có nhiều lý do khiến một thai nhi nằm “sai” tư thế trong tử cung của mẹ, gồm:
- Người mẹ đã từng mang thai ngược
- Mẹ bầu mang đa thai
- Người mẹ đã từng sinh non trước đó
- Tử cung có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, có thể làm em bé có thêm khoảng trống để di chuyển hoặc không đủ chất lỏng để di chuyển trong tử cung.
- Mẹ bầu có tử cung với hình dạng bất thường hoặc có biến chứng, chẳng hạn như u xơ tử cung…
- Người mẹ bị nhau tiền đạo, …
Thai nhi ngôi mông vẫn có thể đẻ đường dưới nhưng dễ bị mắc đầu hậu. Do đó, nếu không được chẩn đoán sớm và xử lý tốt có thể làm tăng nguy cơ tai biến cho mẹ và tăng tỷ lệ tử vong đối với thai nhi.
Ngôi mông có sinh thường được không?
Trong một số trường hợp, ngôi mông vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên có những biến chứng mà mẹ bầu cần biết nếu trẻ chào đời theo ngả âm đạo:
- Trong ca sinh thường ngôi ngược, phần thân dưới ra trước của bé có thể không đủ kéo giãn cổ tử cung để phần vai và đầu ra lọt, mà mắc kẹt ở khung xương chậu người mẹ.
- Mẹ bầu sẽ mệt hơn và dễ bị kiệt sức do thai nhi ngôi mông có thể khiến ca chuyển dạ kéo dài bất thường
- Một biến chứng khác nữa là sa dây rốn. Do trước khi bé được sinh ra, dây rốn trượt vào âm đạo, bị chèn ép làm giảm lưu lượng máu và oxy cung cấp cho bé, gây nguy hiểm.
Nếu quá trình sinh thuận lợi, bé cũng có thể sẽ gặp phải một số biến chứng sau khi được sinh ra:
- Một số bé sẽ bị bầm ở mông do mông va chạm với xương chậu của mẹ lúc chui ra.
- Vùng sinh dục của bé cũng có thể bị bầm và bị phù. Các bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.
- Có thể gặp biến chứng trật khớp hông.
- Nếu quá trình sinh diễn ra quá nhanh hoặc sinh non, đầu bé có nguy cơ bị tổn thương.
Bác sĩ sẽ làm gì khi thai nhi ở ngôi thai này?
Trong trường hợp thai ngôi mông, các bác sĩ thường can thiệp bằng những phương pháp xoay thai. Phương pháp xoay thai ECV (External Cephalic Version) tạm gọi là thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài. Thai phụ sẽ được tiêm 1 loại thuốc để làm mềm cơ bụng, sau đó bác sĩ dùng tay để xoay đầu của em bé ( tất nhiên là thực hiện bên ngoài bụng).
Trước khi thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài ECV, loại thuốc dùng để tiêm cho mẹ thường chứa tocolytic có tác dụng để thư giãn tử cung và ngăn chặn các cơn co thắt tử cung.
Thuốc tocolytic thông dụng nhất là terbutaline. Tỉ lệ thành công trung bình là khoảng 65% khi xoay thai bên ngoài và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là lượng ối, cân nặng và vị trí của thai nhi.
Trong trường hợp sau khi thực hiện phương pháp ECV mà thai nhi vẫn không xoay lại thì các bác sĩ buộc phải tiến hành mổ lấy thai. Tất cả những trường hợp thai ngôi mông đều nên được sinh trong bệnh viện và bằng phương pháp sinh mổ.
Do đó nếu thai nhi ngôi mông, mẹ bầu nên trao đổi kĩ với bác sĩ để được tư vấn về cách thay đổi ngôi thai hoặc lựa chọn cách sinh nở sao cho phù hợp và an toàn.
Xem thêm:
- Thai 39 tuần ngôi đầu cao có sinh thường được không?
- Ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ giống ngôi thuận không?
- 6 nguyên nhân thai nhi không quay đầu đúng ngôi thai thuận
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!