Những điều mẹ bầu cần biết về chế độ nghỉ không lương để dưỡng thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì lý do bất kháng, nhiều thai phụ phải chấp nhận việc nghỉ không lương để dưỡng thai. Tuy nhiên, có những thông tin về bảo hiểm xã hội mà người lao động cần biết để không bị thiệt thòi.

Thai phụ cần tìm hiểu kỹ các quyền lợi trước khi quyết định nghỉ không lương để dưỡng thai

Xin giấy nghỉ dưỡng thai từ bệnh viện

Thông thường, khi thai phụ cần tĩnh dưỡng, bệnh viện sẽ cấp giấy nghỉ dưỡng trong 7 ngày/ 1 lần khám theo quy định của BHXH. Khi thai phụ nhập viện, nếu cần thiết, bệnh viện sẽ đề nghị nghỉ theo từng tuổi thai cụ thể. Ví dụ như trường hợp thai phụ ở tuần thai thứ 11 thì chỉ có thể nghỉ tối đa 21 ngày.

Thông thường, nếu các bệnh viện làm sai thì sẽ không được BHXH thanh toán. Nếu như bạn không có giấy nghỉ hưởng BHXH, bạn có thể thỏa thuận với doanh nghiệp nghỉ không lương. Nếu bạn xin nghỉ nhưng doanh nghiệp không đồng ý mà bạn vẫn tự nghỉ thì sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc.

Bạn chỉ được BHXH xuất toán khi được bệnh viện cấp giấy nghỉ dưỡng.

Chế độ nào cho người nghỉ không lương để dưỡng thai?

Nếu bạn là viên chức nhà nước

Bạn sẽ được nghỉ không hưởng lương. Điều kiện là có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị. Sau khi nhận được sự đồng ý thì mới xem xét đến thời gian nghỉ không hưởng lương của bạn là bao lâu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy định tại điều 85, bộ luật Lao động 2012 như sau: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Khi có một tháng không đóng BHXH do nghỉ không hưởng lương quá 14 ngày thì bạn không được hưởng chế độ từ BHYT. Ngoại trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trong khoản 3, điều 31, Điều kiện hưởng chế độ thai sản có ghi rõ về trường hợp nghỉ không lương để dưỡng thai, đó là “Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.

Nếu bạn là người làm công ăn lương

Bạn có quyền tạm hoãn hợp đồng để nghỉ dưỡng thai nhưng phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Theo Điều 156 bộ luật Lao động năm 2012 thì: “Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, nếu bắt buộc phải nghỉ dưỡng thai thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động tạm hoãn hợp đồng. Tuy nhiên phải có chỉ định từ các cơ sở y tế có thẩm quyền. Trong đó nêu rõ việc nếu tiếp tiếp tục lao động sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Lưu ý về việc đóng BHXH khi nghỉ không lương để dưỡng thai

Riêng trường hợp quyết định xin nghỉ hẳn dù chưa tới thời gian nghỉ thai sản để dưỡng thai thì xét theo Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH: “Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định”. Để được xuất toán, người lao động nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Trước khi nghỉ thai sản, bạn nên kiểm tra lại thời hạn đóng BHYT của mình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, khi bạn đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. Nếu chưa đóng đủ thời gian này mà lại nghỉ không lương thì không được hưởng chế độ thai sản.

Tạm kết

Nghĩ không lương để dưỡng thai sẽ giúp mẹ đảm bảo việc sinh nở được thuận lợi hơn. Tuy nhiên trước khi chọn giải pháp này, bạn cần nắm rõ các quy định về bảo hiểm xã hội. Nhờ vây, bạn mới không bị mất đi những quyền lợi chính đáng của mình khi mang thai.

Xem thêm

Chế độ thai sản căn bản, mẹ mang thai cần nắm rõ để khỏi bỏ lỡ quyền lợi nhé!

Bảo hiểm thai sản 2020 có gì mới? Mẹ bầu có nên mua bảo hiểm thai sản?

Những quy định mới của luật thai sản 2020 chị em cần biết

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng