Não bé phát triển như thế nào khi còn là thai nhi? Sau quá trình thụ tinh, não và tủy sống của thai nhi là một trong các cơ quan đầu tiên lớn lên nhanh chóng. Hệ thần kinh của em bé khi đang ở trong bụng mẹ có các đặc điểm phát triển theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Não bé phát triển như thế nào khi còn là một thai nhi?
Bé được hình thành trong bụng mẹ sau khi được thụ tinh. Dù mẹ còn chưa nhận biết sự có mặt của bé ở trên cõi đời này nhưng não và tủy sống của bé đã phát triển nhanh chóng.
Về cơ bản, một bộ não bao gồm các phần với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể gồm các bộ phận là:
Cerebrum (Não bộ)
Là phần có kích thước lớn nhất. Làm nhiệm vụ liên quan đến khả năng tư duy, suy nghĩ, ghi nhớ. Đây được xem là trung tâm điều khiển hoạt động của hệ cơ cũng như các giác quan. Bé sẽ ngửi thấy, nghe thấy, nói được, nhận biết các vị được cũng chính nhờ thành phần này.
Cerebellum (Tiểu não)
Nằm phía dưới Cerebrum. Phần này có nhiệm vụ điều khiển sự phối hợp giữa các cơ. Ngoài ra, nó còn giúp kiểm soát khả năng giữ thăng bằng của cơ thế.
Brainstem (Cuống não)
Nằm ở phía sau và phần dưới của não, nối giữa đại não và tủy sống. Phần này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nhịp đập của tim, cơ chế hô hấp và huyết áp. Tuyến yên có hình dạng giống một hạt đỗ. Chức năng của nó là sản sinh ra hoóc môn tăng trưởng, những thay đổi về màu da, cơ chế tiêu hao năng lượng trong cơ thể.
Hypothalamus (vùng dưới đồi)
Đây được coi là trung tâm của hệ thần kinh tự động. Nó thực hiện chức năng điều khiển nhiệt độ trong cơ thể, cảm xúc, chu kỳ thức, ngủ, cảm giác đói, khát, no.
Não bé phát triển như thế nào vào thai kỳ đầu tiên?
Chỉ sau 16 ngày sau khi được thụ tinh, thai nhi bắt đầu hình thành neural plate (tấm thần kinh). Tiếp đó neural plate sẽ gấp lại và tạo thành một ống gọi là neural tube (ống thần kinh). Khoảng trống thuôn này trong ống neural sẽ tạo nên một hệ nằm giữa não và tủy sống. Neural tube lớn dần lên thành 2 phần chính là: não ở phía đầu và tủy ở phía cuối.
Tiếp đó não sẽ được phát triển thành não trước. Não trước tiếp tục được tạo thành cuống não telencephalon và diencephalon. Trong khi đó phần cuống não lại được phân chia thành não giữa hay còn gọi là mesencephalon và não cuối hay được gọi là rhombencephalon.
Đồng thời vào lúc này, tế bào não phân chia và lớn lên với một tốc độ rất nhanh. Hàng triệu dây thần kinh của thai nhi được hình thành. Não của bé vào thời kỳ này bắt đầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra chất liên lạc thần kinh. Nhờ đó não sẽ ra lệnh cho cơ bắt đầu hoạt động. Khởi đầu là tay và chân bé được hình thành vào tuần thứ 8 và có thể cử động được vào thời gian cuối của thai kỳ thứ nhất. Tất nhiên lúc này mẹ vẫn chưa cảm nhận được điều đó. Cũng vào thời gian này, giác quan thần kinh của thai nhi cũng đang được hình thành và phát triển.
Phát triển não bộ của bé vào thai kỳ thứ 2
Vào giai đoạn này, tốc độ phân chia tế bão não đã giảm xuống. Thay vào đó là sự lớn lên về kích thước của não. Vào lúc này đây, số lượng tế bào thần kinh của trẻ đã bằng với một người lớn. Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, sóng não của thai nhi đã gần giống với một thai nhi sắp chào đời. Ở thai kỳ thứ 2 này, cơ hoành và cơ ngực của thai nhi sẽ co bóp như một cách thực tập cho hệ hô hấp. Bé có khả năng nuốt được khi vào tuần thứ 16. Đến tuần thứ 21 các phản ứng của thai nhi sẽ giúp bé có khả năng nuốt được nước ối. Điều này có nghĩa là hệ thần kinh vị giác của trẻ đã bắt đầu hoạt động.
Vào tuần thứ 18-25 người mẹ bắt đầu có những cảm nhận đầu tiên về cái đạp của bé. Cũng trong thời gian này, dây thần kinh của thai nhi sẽ được bao bọc bởi lớp màng gọi là Myelin. Đây chính là lớp cách điện, có tác dụng gửi tín hiệu điện hóa đến các vùng khác. Vào tuần thứ 24, một cơ chế phản ứng quan trọng nữa của thai nhi được bắt đầu. Đó là bé có thể chớp mắt trong bụng mẹ.
Bước vào cuối thai kỳ thứ 2, cuống não của thai nhi đã gần như hoàn thiện ở phía trên, đằng sau của tủy sống, nhưng thấp hơn. Hệ thống thần kinh đã phát triển đến mức thai nhi đã có thể bị giật mình nếu nghe thấy âm thanh quá lớn ở bên ngoài bụng mẹ. Lúc này thai nhi hoàn toàn có khả năng quay về phía nếu có tiếng của mẹ.
Một trong những mốc phát triển thú vị nữa của thai nhi ở tuần thứ 28 này là sóng não của bé đã hình thành cơ chế ngủ. Giờ bé đã có thể ngủ ở mức độ mơ màng (REM) và ngủ sâu (mơ).
Khoảng thời gian này, não của thai nhi tiếp tục phát triển nhanh chóng. Hệ thần kinh trung ương đã gần như . thiện. Dây thần kinh tạo nên lớp bọc từ tủy sống, nhờ đó việc truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh trở nên nhanh hơn. Các nhánh của dây thần kinh bắt đầu lan tỏa như một rễ cây. Não của thai nhi đã lớn lên rất nhiều. Lúc này các nếp gấp trên não được hình thành, dấu hiệu cho biết bé sẽ thông minh và nhanh nhẹn như thế nào. Sau khi chào đời, não của trẻ sơ sinh sẽ nặng bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Tương đương khoảng 350 gram.
Bước phát triển cuối cùng của não bộ vào thai kỳ thứ 3
Bước sang thai kỳ cuối cùng, não bé phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Tế bào não tiếp tục được hình thành. Khả năng truyền tín hiệu của não thai nhi giờ đây đã nhanh đến không ngờ. Trọng lượng của não tăng gấp 3 lần trong 13 tuần cuối cùng của thai kỳ này. Não bé giờ đây nặng bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Từ một bộ não phẳng nhẵn nhụi, giờ đây não bé đã hình thành vô số các nếp gấp. Lúc này tiểu não bắt đầu phát triển khả năng điều khiển hoạt động của cơ thể hơn các bộ phận khác. Nó đã to hơn 30 lần vào 16 tuần cuối cùng của thời kỳ mẹ mang thai.
Mặc dù các bộ phận của não phát triển nhanh chóng vào thai kỳ nhưng trên thực tế não bộ chỉ thực sự hoát động khi thai nhi đã đủ số tuần tuổi. Bộ não này sẽ tiếp tục phát triển vào những năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Do đó, đây được xem là thời điểm quan trọng nhất để cha mẹ chú trọng đến việc nuôi dưỡng trẻ. Từ đó trẻ có thể phát huy hết các tiềm năng của tư duy não bộ trong suốt cuộc đời còn lại.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
- THAI NHI NGHE NHẠC và Những bản nhạc tuyệt hay giúp phát triển trí thông minh của bé
- Khám phá những điều thú vị về thai nhi trong bụng mẹ
- Não bộ của thai nhi sẽ ngừng phát triển nếu gặp phải 5 điều đáng sợ này
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!