Nhiều mẹ tin rằng vắt chanh vào miệng trẻ giúp chữa co giật hiệu quả, nhưng sự thật có phải như vậy?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đã có nhiều trường hợp mẹ suýt mất con vì nặn chanh vào miệng khi con co giật khi sốt cao, vì thế các bác sĩ đã đưa ra nhiều chia sẻ cho cha mẹ rằng không nên làm theo mẹo dân gian vô căn cứ như vắt chanh vào miệng, cho đầu đũa vào miệng trẻ… việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng trẻ, làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Mẹ suýt mất con vì chữa bệnh theo mẹo dân gian

Chanh là trái cây có chứa hàm lượng vitamin C cực kì dồi dào, thường được dùng pha làm nước uống những khi có dấu hiệu của bệnh vì chúng giúp các tế bào kháng khuẩn, tiêu diệt virus và mầm mống gây bệnh. Đồng thời, chất axit có trong chanh giúp làm giảm bớt chất nhầy trong cổ họng và mũi.

Mặc dù quả chanh dễ mua, dễ sử dụng và có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách nó cũng là con dao hai lưỡi vô cùng nguy hiểm.

Như trường hợp của chị Dung (ở Nghệ An) suýt mất vì vắt chanh vào miệng con khi trẻ co giật. Dù đã đưa con đến lớp sau đợt nghỉ hè, nhưng chị vẫn không hết sởn da gà mỗi khi nhớ lại chuyện đưa con đi cấp cứu vì sốt, co giật.

Vừa ngậm vài giọt chanh, bé lên cơn sặc, người tím tái

Tháng trước, sau khi kết thúc năm học căng thẳng vợ chồng chị đưa con đi về quê nội nghỉ hè. Qua một ngày chạy nhảy ngoài trời nắng oi, đến xế chiều, con trai 6 tuổi bỗng lên cơn sốt. Lúc đầu chỉ 38 độ C, sau 2 tiếng tăng vọt lên 39,5 độ C, chị càng hoảng hốt hơn khi con có biểu hiện co giật.

Định đưa con đi viện thì bà nội ngăn lại, cho rằng theo “mẹo vặt dân gian” chỉ cần cho ngón tay vào giữ không cho bé cắn lưỡi rồi vắt chanh vào miệng, con hạ sốt nhanh. Vì không dám cãi mẹ chồng nên chị đồng ý. Nhưng chỉ vài giây sau đó chị hoảng hồn ôm con lên taxi chạy đến viện, con chị chỉ vừa ngậm vài giọt chanh, bé lên cơn sặc, người tím tái.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chị Dung chia sẻ “Tôi tởn đến già, vẫn nhớ như in từng câu nói của bác sĩ khi tôi đưa con đến viện cấp cứu, ông ấy nói quá may mắn vì nhà gần viện, đưa đi kịp, nếu không thì không biết chuyện gì xảy ra. Trong lúc co giật con trai tôi đã thở khó, còn bị nước chanh sặc vào đường thở dẫn đến tím tái người. Việc cho tay vào miệng con để đề phòng con cắn lưỡi thì hoàn toàn sai. Bác sĩ giải thích rằng hầu hết trẻ bị co giật đều cắn chặt răng chứ không tự cắn lưỡi, nếu người lớn cạy hàm, chèn tay hoặc các vật khác vào miệng thì lưỡi của trẻ mới đưa ra ngoài, kèm theo trẻ co giật mất kiểm soát sẽ dễ cắn lưỡi hơn hoặc gây tổn thương niêm mạc, răng, lợi.”.

Mẹ suýt mất con vì nặn chanh vào miệng khi con co giật

Phát hiện nhiều tép chanh tươi và lát gừng mỏng ở cổ họng bé bị động kinh

Mới đây, bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM tiếp nhận bé trai 4 tuổi được người nhà đưa đến trong tình trạng thở khó, tím tái, lơ mơ, tiếp xúc kém. Bác sĩ phải khai thông đường thở, loại bỏ đàm nhớt trong miệng bé, đặt ống nội khí quản để cấp cứu. Các bác sĩ phát hiện nhiều tép chanh tươi và lát gừng mỏng ở cổ họng bé.

Trao đổi với gia đình, mẹ bé cho biết, bé có tiền sử động kinh. Mỗi lần như vậy, gia đình đè bé xuống, nặn chanh vào miệng con, cho ngậm gừng thì bé dứt cơn, nhưng lần này bé đột nhiên gồng cứng, thở hắt mệt mỏi nên đưa vào bệnh viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo BS Trương Hữu Khanh, một đứa trẻ khi bị co giật, người cấp cứu nên hỏi ngay người thân đi cùng về bệnh sử của trẻ như lâu nay đã từng co giật chưa, có hay co giật không để xác định qua về tiền sử có động kinh hay không. Thông thường, có 3 nguyên nhân gây co giật ở trẻ là: Sốt cao, động kinh hay những bệnh lý khác như viêm màng não, chấn thương trước đó…

Khi thấy trẻ bị co giật cha mẹ nên bình tĩnh và xử lý theo cách hợp lý

Nếu trẻ co giật do sốt cao, người lớn chỉ cần nhanh chóng hạ sốt bằng cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dùng nước ấm lau người cho trẻ, lau nhiều ở vùng bẹn, nách, theo dõi sốt ở trẻ, sốt cao không hạ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Hành động đưa tay, vật cứng (thìa, đũa) vào miệng trẻ rồi vắt chanh điều trị là rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong nhanh, theo như BS Trương Hữu Khanh phân tích, người lớn nghĩ chanh thường dùng để hạ sốt nên vắt chanh nguyên chất sẽ hạ sốt nhanh hơn, nhưng khi trẻ đang co giật sẽ không chủ động được đường thở, người cấp cứu vắt mạnh chanh vào miệng, khi đó chanh không những không hề làm giảm cơn co giật mà còn gây cản trở đường thở của trẻ khiến trẻ nguy hiểm hơn. Trẻ không tự nuốt được, nguy cơ sặc chanh vào phổi gây viêm phổi, suy hô hấp. Thậm chí đã có trẻ tử vong.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thấy trẻ bị co giật cha mẹ nên bình tĩnh và xử lý theo cách hợp lý

Trong những lúc này cần di dời những đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân ra xa giúp bệnh nhân không bị chấn thương trong lúc đang co giật; đặt một chiếc gối mỏng, mềm dưới đầu bệnh nhân; nới lỏng cổ áo, thắt lưng để bệnh nhân dễ thở hơn; đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, chùi sạch nước bọt hoặc các chất nôn ói (nếu có); ghi nhận thời gian cơn co giật (co giật kéo dài trong bao lâu).

BS Khanh lưu ý, ngoài việc không cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ, không cho trẻ uống hay nuốt nước lọc hay nước khác thì cha mẹ không được ghì chặt trẻ vì có thể làm tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể, thậm chí nếu dùng quá nhiều lực có thể gây gãy xương cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo afamily

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thủy Tiên