Mách mẹ những cách trị mụn sữa trẻ sơ sinh hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu người lớn có mụn thì trẻ sơ sinh cũng có mụn sữa. Đây là điều mà chắc hẳn không phải mẹ nào cũng biết. Mụn sữa trẻ sơ sinh như bệnh ngoài da. Nếu phát hiện con bị mụn sữa, mẹ nên làm gì để khắc phục nhanh nhất?

Mụn sữa trẻ sơ sinh là gì?

Da trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm và rất yếu. Do đó, trẻ thường gặp nhiều bệnh da liễu. 25% trẻ em khi sinh ra sẽ mắc phải tình trạng này. Đây là tình trạng thường xảy ra với trẻ mới sinh ra hoặc trẻ từ 2 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi.

Mụn sữa là mụn li ti có màu trắng sữa hoặc màu vàng ngà giống như hạt gạo. Trán, hai má, chân, tay, nách, lưng, đặc biệt là vùng mặt là những nơi xuất hiện nhiều mụn sữa nhất. Đa số mụn sữa sẽ tự hết sau vài tuần mà không cần uống thuốc nếu bố mẹ chăm sóc da cho con cẩn thận.

Dấu hiệu và triệu chứng của mụn sữa

Mụn sữa sẽ khá giống với mụn trứng cá, mụn thịt hay rôm sảy.Mẹ cần phân biệt những tình trạng da liễu này để tìm cách chữa trị phù hợp. Các triệu chứng thường gặp của mụn sữa là:

  • Kích thước từ 1mm đến 2 mm, có dạng nốt nhỏ li ti.
  • Màu trắng hoặc màu vàng và có một vùng đỏ bao quanh các đốt mụn. Không có nhân mụn hay nhân đầu đen.
  • Khi thân nhiệt càng cao hoặc da con bị dị ứng, tiếp xúc với sữa mẹ hoặc các chất khác, mụn sữa sẽ đỏ nhiều hơn.
  • Thường xuất hiện ở mặt và các vùng trong cơ thể.
  • Mụn sữa thường ngứa nên con sẽ hay sờ tay lên mặt. Bé hay nhăn nhó, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân. Phổ biến nhất là:

  • Quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ thay đổi hormone. Nếu mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ, các dược tính trong thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, hình thành mụn sữa ngay khi con chào đời.
  • Da con nhạy cảm. Khi thời tiết thay đổi, mụn cũng đỏ lên.
  • Con bị dị ứng khi tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ, xà phòng hay nước giặt còn sót lại trên áo quần.
  • Albumin là chất kích thích hình thành mụn sữa có trong sữa bột công thức. Nếu con uống nhiều sữa bột, nguy cơ nổi mụn sữa càng cao.
  • Chế độ ăn uống của mẹ chưa khoa học và phù hợp. Mẹ thường uống đồ có gas, ăn thức ăn nóng, con bú sữa mẹ cũng sẽ nổi mụn sữa.
  • Con bị phì đại tuyến bã.

Cách trị mụn sữa trẻ sơ sinh hiệu quả, lành tính

Vệ sinh cá nhân

  • Tắm cho con bằng nước ấm. Dùng khăn mềm lau khô người của con trước khi mặc quần áo. Trong giai đoạn con bị mụn sữa, mẹ không nên dùng sữa tắm có độ tẩy rửa cao. Các sản phẩm có mùi thơm cũng sẽ gây kích ứng da con. Mụn sẽ khó lành hơn.
  • Tuyệt đối không dùng nước tắm để lau mặt cho con. Các mẹ nên lau mặt cho con trước khi tắm. Hạn chế tiếp xúc nước đã tắm qua lên da mặt của con.
  • Thay tã thường xuyên để tránh tình trạng con bị hăm da. Đặc biệt, mẹ có thể dùng thêm phấn rôm hoặc các sản phẩm trị hăm để hạn chế mụn sữa nổi ở vùng bẹn.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn gối và quần áo của con sạch sẽ. Tránh để bụi bẩn khiến da con bị dị ứng. Mẹ nên thường xuyên thay chăn và gối nằm của con.
  • Không chà sát, nặn mụn sẽ để lại sẹo trên da.
  • Sử dụng kem trị mụn dành cho trẻ em theo toa kê của bác sĩ chuyên môn.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu bé đang bú mẹ, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, bổ sung các chất cần thiết để tạo ra nguồn sữa chất lượng. Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chiên xào. Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh và uống nước ép trái cây.

Trường hợp bé đang uống sữa công thức, mẹ nên chọn sữa bột có thành phần an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu con đã ăn dặm, mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn rau xanh, bổ sung vitamin và các khoáng chất. Tránh ăn đồ chiên, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ.

Cách dân gian

  • Lá khế chua: Lá khế chua có tác dụng làm dịu, mát da, hạn chế tình trạng nổi đỏ của mụn. Mẹ nên rửa sạch, ngâm với muối hột khoảng 15 phút để diệt khuẩn trước khi nấu để tắm cho bé. Sau đó cho lá khế vào nồi, nấu sôi, vớt hết lá ra và để nguội rồi tắm cho con. Một tuần các mẹ có thể làm từ 2 đến 3 lần.
  • Tắm với lá giếng: cách làm cũng tương tự với lá khế chua. Ngoài công dụng làm mát da, dịu da, lá giếng còn giúp lông của con tơ hơn. Bé vừa hạn chế mụn sữa vừa sở hữu làn da mịn màng.

Mụn sữa trẻ sơ sinh không nguy hiểm nếu bố mẹ có cách chăm sóc da cho con phù hợp và đúng cách. Sau 2-3 tuần, mụn sữa có thể tự khỏi. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan để tình trạng da của con nặng thêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le