Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Có cách nào điều trị hiệu quả không?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Mẹ nên chú ý quan sát những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, mưng mủ thì mẹ nên đưa bé đi khám da liễu để được điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau vài tuần mà không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Các mẹ có thể tham khảo bài viết để biết thêm về mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị.

  • Mụn sữa là gì?
  • Mụn sữa có dấu hiệu và triệu chứng như thế nào?
  • Nguyên nhân của tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
  • Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
  • Khi nào nên đưa trẻ đến khám da liễu?
  • Cần chú ý gì trong thời gian bé bị mọc mụn sữa?

Khi chào đón những thiên thần nhỏ đến với gia đình, bà mẹ nào cũng hạnh phúc, sung sướng muốn ôm con vui đùa với con cả ngày. Tuy nhiên, bên cạnh những giờ phút vui vẻ thì sẽ có vô số những lúc mẹ hoang mang, lo lắng về cách chăm sóc con, bỡ ngỡ với những dấu hiệu dù là nhỏ nhất của con. Sẽ như thế nào nếu một ngày mẹ phát hiện trên làn da non nớt của con xuất hiện những nốt mụn đỏ? Lúc này mẹ cần biết rôm sảy, vàng da, chàm,... là những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù phần lớn bệnh về da ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên phụ huynh cũng phải cảnh giác, tìm hiểu và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ sau này.

Mụn sữa là gì?

Mụn sữa (hay còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh, nang kê) là một tình trạng da phổ biến ở khoảng 20% trẻ và mang tính chất tạm thời.

Mụn sữa không có nhân mụn hở hoặc nhân đầu đen (khác với mụn trứng cá nhũ nhi).

Mẹ có thể quan tâm:

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn?

Trẻ sơ sinh mụn ở mặt, những căn bệnh da liễu phổ biến ba mẹ nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mụn sữa có dấu hiệu và triệu chứng như thế nào?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng mụn đỏ hoặc mụn nhọt nhỏ. Đôi khi trẻ mới sinh ra là đã có mụn sữa trên mặt.

Vị trí xuất hiện mụn sữa có thể là bất cứ đâu trên khuôn mặt bé, thường gặp nhất là ở má và mũi. Đôi khi bé cũng có thể bị mụn sữa ở trán, cằm, da đầu, phần lưng ngực trên hoặc cổ.

Khi trẻ quấy khóc thì các nốt mụn sữa sẽ trở nên dễ thấy hơn. Bên cạnh đó, mụn sữa sẽ nổi nhiều hơn khi trẻ đang bị nóng, da bị dính nước bọt, dính sữa hay do tiếp xúc với quần áo vải thô ráp.

Nguyên nhân của tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của mụn sữa. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là do hormone của mẹ hoặc trẻ sơ sinh gây ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra cũng có một số giả thuyết khác về lý do trẻ sơ sinh bị lên mụn sữa:

- Mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai

- Bé có vấn đề sức khỏe phải dùng thuốc

- Bé uống sữa bột: mụn sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện do con không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Mẹ ăn nhiều đồ nóng và hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, khiến mụn sữa xuất hiện.

- Phì đại tuyến bã.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Làm thế nào hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh? Tình trạng da mặt bé có mụn sữa khiến các bà mẹ lo lắng và tìm cách điều trị. Tuy nhiên mụn sữa không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các nốt mụn này sẽ tự biến mất.

Tất nhiên cũng sẽ có bé gặp tình trạng mụn sữa kéo dài đến vài tháng hoặc thậm chí khi bé đã 1-2 tuổi. Mẹ nên chú ý quan sát, nếu thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, thì mẹ nên đưa bé đi khám da liễu để được điều trị.

Khi nào nên đưa trẻ đến khám da liễu?

Tuy rằng không có biện pháp nào điều trị mụn sữa triệt để nhưng nếu thắc mắc về vấn đề này, mẹ vẫn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ nhi khoa. Mỗi lần đưa trẻ đi thăm khám định kỳ hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát, bố mẹ nên đặt câu hỏi với bác sĩ nhi khoa về mụn sữa cũng như bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông thường, mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi mà không cần điều trị gì cụ thể. Tuy nhiên nếu trẻ bị mụn kéo dài  hàng tháng thay vì hàng tuần thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để có cách giải quyết.

Để điều trị dạng mụn cứng đầu này, bác sĩ có thể kê toa một loại kem hoặc thuốc mỡ giúp thoa lên da trẻ. Bố mẹ không nên bôi cho con các thuốc không kê đơn có tác dụng trị mụn trứng cá, hoặc cho con dùng các sản phẩm rửa mặt hoặc kem dưỡng da.

Làn da trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Dùng sản phẩm không phù hợp có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây kích ứng da của trẻ nguy hiểm.

Mẹ có thể quan tâm:

Cách điều trị mụn sữa, thủy đậu, herpes môi giúp trẻ hết khó chịu!

Mẹ đã biết cách chữa mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh lành tính nhất chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Không nên bôi kem hay thuốc, cũng như chạm tay vào các đốm mụn

- Không chà xát lên vị trí bị mụn

- Giữ khuôn mặt trẻ sạch sẽ, rửa mặt cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm

- Tắm cho con mỗi ngày với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, tránh dùng sản phẩm có mùi thơm vì chúng có khả năng gây kích ứng da trẻ

- Lau khô người cho trẻ thật nhẹ nhàng bằng khăn xô sau khi tắm

- Không dùng các loại kem dưỡng da cho trẻ vì nó có thể làm tình trạng mụn nặng thêm

- Chọn chất liệu vải khô thoáng, phù hợp với làn da trẻ em mỏng manh và không gây kích ứng

- Chỉnh nhiệt độ phòng không quá nóng

- Không mặc quá nhiều quần áo và quấn kín bé

- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu nành, đậu phộng, hải sản, món cay, nóng trong thời gian cho con bú

Tạm kết

Mẹ đã biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết và các lưu ý chăm sóc con khi gặp tình trạng này. Hãy nhớ bất cứ vấn đề sức khỏe nào của trẻ cũng nên được thông báo cho bác sĩ nhi khoa và ba mẹ không tự ý điều trị cho con vì sẽ gây hệ quả không đáng.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng