Mọc nốt ruồi khi mang thai có phải hiện tượng bất thường?

Khi mang thai, làn da mẹ bầu có rất nhiều thay đổi. Mọc nốt ruồi khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến đôi khi khiến chị em lo lắng liệu có phải ung thư sắc tố?

Nguyên nhân các mẹ bầu mọc nốt ruồi khi mang thai

Mọc nốt ruồi khi mang thai có nguy hiểm?

Trên thực tế, có một liên kết trực tiếp giữa sự xuất hiện của nốt ruồi mới và rối loạn nội tiết tố. Thực tế là các nốt ruồi thường được hình thành trong các giai đoạn khi thay đổi nội tiết tố xảy ra trong cơ thể. Phụ nữ khi mang thai có nội tiết tố thay đổi nên việc một số phụ nữ mọc nốt ruồi khi mang thai là điều xảy ra khá thường xuyên.

Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì:

  • Sự thay đổi này thường lành tính, xảy ra do sự thay đổi hormone và cấu trúc cơ thể của các mẹ bầu.
  • Hầu hết các nốt ruồi mới hình thành trong thời gian mang thai sẽ biến mất sau khi sinh, những nốt ruồi này thường mọc đối xứng nhau.

Mọc nốt ruồi khi mang thai

Khi nào nốt ruồi trở nên có hại?

Hầu hết các nốt ruồi đều vô hại và không gây ung thư. Trong một số ít trường hợp, những nốt ruồi lành tính này có thể phát triển thành ung thư hắc tố, đây là một dạng ung thư da nghiêm trọng.

  • U ung thư hắc tố là một mảng tối màu (như nốt ruồi) phát triển rất nhanh.
  • U ung thư có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ lâu. Nó thường ngứa, chảy máu hoặc chuyển sang màu đỏ.
  • Ung thư hắc tố có thể được điều trị ở giai đoạn đầu, vì khi đó, các khối u vẫn chỉ mới tồn tại trên bề mặt da.
  • Nếu không được điều trị sớm, ung thư hắc tố có thể lan vào các lớp da sâu hơn. Cuối cùng nó có thể di căn khắp cơ thể.

Mọc nốt ruồi khi mang thai

Dấu hiệu nốt ruồi mẹ bầu cần đi khám

Trên thực tế, bất kỳ mụn ruồi nào có biểu hiện các dấu hiệu dướiđây phải được khám chuyên khoa để loại trừ ung thư tế bào sắc tố:

  • Không đối xứng
  • Bờ không đều
  • Màu sắc không thuần nhất
  • Tăng kích thước
  • bắt đầu chảy máu

Một vài nghiên cứu cho thấy, chỉ số Breslow của ung thư tế bào sắc tố ở phụ nữ có thai cao hơn ở những người phụ nữ không có thai. Do vậy, tất cả những mụn ruồi không điển hình tiến triển trong cũng như ngoài thời kỳ thai nghén cần phải được phẫu thuật cắt bỏ và làm xét nghiệm mô bệnh học. Đây là một thủ thuật đơn giản, gây tê tại chỗ mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng lại tránh được nguy cơ bỏ sót ung thư tế bào sắc tố giai đoạn sớm.

Có được đi tẩy nốt ruồi khi đang mang thai không?

Nếu chỉ vì lý do thẩm mỹ thì mẹ bầu không nên tẩy nốt ruồi khi mang thai, vì chúng có thể có tác động đến sức khỏe thai nhi.

Nếu như những nốt ruồi nhạt màu, mới mọc, có kích thước nhỏ, không có chân bám sâu, để hạn chế màu và sự phát triển của các nốt ruồi, mà đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn có thể sử dụng chanh tươi, tỏi, hành tây, hoặc nghệ… bôi lên nốt ruồi.

Cách tốt nhất là bạn nên chờ sau khi sinh con từ 6-8 tháng, rồi mới nên đi tẩy nốt ruồi. Ngay cả khi đang cho em bé bú sữa cũng không nên tẩy nốt ruồi, vì theo khuyến cáo của các bác sĩ điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Theo theAsianparent

Xem thêm

Bài viết của

ngocanh