Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon, chóng lớn

Hiện nay có rất nhiều phương pháp dân gian chữa văn mình không tốt cho bé. Có thể kể đến như xông hơi, tây lông trên lưng bé, đắp đá, chườm nóng... Mẹ cần lưu ý không áp dụng những mẹo này. Bé sơ sinh ở những tháng đầu tiên cực kỳ non nớt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh luôn là chủ đề các mẹ bàn tán và truyền tai nhau áp dụng. Bài biết dưới đây giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân vặn mình của trẻ và mẹo để chữa.

  • Vặn mình ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gì?
  • 6 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Vặn mình ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gì?

Hiện tượng gồng người vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi thức hoặc khi ngủ có ở hầu hết các trẻ sơ sinh, xuất hiện từ vài tuần tuổi tới 2 tháng và kết thúc khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường. Do trẻ chưa quen với cuộc sống ở bên ngoài tử cung của mẹ. Ví thế các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Biểu hiện hay vặn mình ở sơ sinh được chia thành 2 trường hợp: vặn mình là biểu hiện sinh lý và vặn mình là biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, các bậc cha mẹ cần để ý xem hiện tượng vặn mình đó liệu có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.

Hiện tượng vặn mình là gì?

Vì sao trẻ sơ sinh vặn mình, có phải con bị thiếu chất? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Trẻ sơ sinh thường hay vặn mình trong vài giây đến vài phút rồi hết hẳn, đi kèm với giật mình, mặt đỏ lên, gặp ở trẻ từ vài tuần đến 2 tháng tuổi, hoặc kéo dài đến 3-4 tháng tuổi.

Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, được chia thành hai loại là vặn mình sinh lí và vặn mình bệnh lý. Có nhiều yếu tố khiến trẻ vặn mình sinh lí như chỗ ngủ không thoải mái, có nhiều ánh sáng và tiếng ồn, nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh. Vặn mình còn là phản ứng khi trẻ đi vệ sinh hoặc lúc đói, không thoải mái do quần áo chật chội hoặc bị quấn quá chặt.

Trong một số trường hợp, trẻ vặn mình nhiều đi kèm các biểu hiện như ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc đêm, co giật,… thì nguyên nhân có thể do các bệnh lý như thiếu vitamin D, canxi, trào ngược dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến thần kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng này. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay:

1. Đổi loại tã khác êm ái và quần áo rộng rãi cho bé

Tã hoặc quần áo chật chội là một trong những nguyên nhân khiến bé văn mình. Để khắc phục, mẹ cần kiểm tra lại một loạt yếu tố dễ gây ảnh hưởng:

  • Chọn cho bé quần áo ngủ rộng rãi, thấm hút hồ hôi tốt.
  • Chọn loại tã thâm hút tốt, không làm xước vào người bé.
  • Nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Đệm và chăn gối sạch sẽ, không để bé ngứa, khó chịu.

2. Tắm nắng, bổ sung vitamin D cho bé thường xuyên

Sau khi chào đời bé rất dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là những bé sinh non. Tình trạngthiếu canxi sẽ dẫn tới việc bé hay vặn mình, gồng mình, khó chị và tỉnh giấc nửa đêm. Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D giúp tổng hợp canxi hiệu quả. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là khoảng 6h30 sáng, khi ánh mặt trời còn rất dịu, trời vừa đủ ấm.

Hãy cho trẻ tắm nắng thường xuyên

3. Xoa dịu bé thật nhẹ nhàng

Khi bé vặn người, mẹ hãy ôm bé vào lòng nhé. Sau đó mẹ vuốt ve, ấu yếm để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là mẹo chữa văn mình ở trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng ngay mà chẳng cần suy nghĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ hãy cố gắng đừng lo lắng, căng thẳng vì bé cực kỳ nhạy cảm. Sự lo lắng, căng thẳng của mẹ có thể khiến bé “bất an” theo.

Mẹ chỉ cần hát ru, vỗ về, xoa dịu, cho bé nghe tiếng nói của bạn… Khi cảm thấy “an toàn” và được che chở, bé sẽ thôi không còn gồng mình, vặn mình vậy nữa.

Vuốt ve khiến trẻ dễ chịu và bớt vặn mình hơn

4. Quan sát cảm xúc của con

Trước hết mẹ phải đồng ý là hầu hết trẻ sơ sinh đều từng văn mình. Đây là cách đơn giản để trẻ thư giãn các cơ bắp và khớp xương khi phải nằm một chỗ quá lâu. Mẹ cần hiểu rằng điều này bình thường và phổ biến nên không cần lo lắng. Hiện tượng này sẽ tự biến sau vài tuần hoặc tối đa 3 tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, vặn mình cũng có thể là một cách để bé “thể hiện cảm xúc”. Khi bé bé đau, bé khó chịu, bé không thoải mái, bé đói và mệt, bé ướt tã… bé sẽ văn mình để “giao tiếp” với bố mẹ. Vì vậy, việc mẹ cần làm khi thấy bé vặn mình là thử “đọc” biểu hiện này. Sau đó tìm cách khắc phục ngay những nguyên nhân làm bé khó chịu.

5. Mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Nghe ngộ nhỉ! Việc trẻ sơ sinh hay vặn mình thì… liên quan gì đến bữa ăn của mẹ?

Nhưng hoàn toàn có lý đó nha. Nguồn canxi thời điểm này của bé được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ (trừ trường hợp trẻ bú sữa ngoài). Vì thế, mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Những thực phẩm được khuyên dùng: cá hồi, cá ngừ, cá thu, các loại cá nhỏ có thể ăn luôn xương, thực phẩm chức năng. Thực đơn đa dạng, đầy đủ canxi của mẹ chính là một cách gián tiếp để giúp bé không bị vặn mình nữa.

Mẹ cần ăn uống đầy đủ chất

6. Không áp dụng những thủ thuật không rõ ràng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp dân gian chữa văn mình không tốt cho bé. Có thể kể đến như xông hơi, tây lông trên lưng bé, đắp đá, chườm nóng… Mẹ cần lưu ý không áp dụng những mẹo này. Bé sơ sinh ở những tháng đầu tiên cực kỳ non nớt. Bất kỳ một tác động bất thường nào, ví dụ như lấy lá trầu không chà lưng cho bé đều nên tránh thực hiện, vì dễ dẫn đến những ảnh hưởng bất ngờ với làn da của con. Nếu bạn thật sự cảm thấy lo lắng vì chứng vặn mình của con, hãy đến bác sĩ thay vì chọn những cách đắp lá hay chườm nóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo bác sĩ Nam, để hạn chế tình trạng vặn mình, giúp trẻ có giấc ngủ sâu, bạn cần cho trẻ môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, nhiệt độ phòng trung bình, cho trẻ bú vừa đủ, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát khi ngủ, thay tã thường xuyên. Bạn cũng nên tắm nắng cho trẻ vào mỗi sáng để bổ sung vitamin D cần thiết. Khi thấy trẻ vặn mình nhiều đi kèm các dấu hiệu bệnh lí, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hỗ trợ kịp thời.

Kết luận

Như đã nói trên hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là hiện tượng sinh lý bình thường. Mẹ cần quan sát kĩ lưỡng và áp dụng 6 mẹo chưa văn mình hợp lý. Nếu tình trạng vặn mình kéo dài quá lâu, mẹ cần đưa con đến bác sĩ để có cách điều trị dứt điểm.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen