Mẹ đau đầu vì con ăn chậm phải làm sao?

Làm thế nào để đối phó với thói quen ăn chậm của con bạn và giảm stress cho gia đình mỗi khi giờ ăn đến?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

MẸ “ĐAU ĐẦU” VÌ CON ĂN CHẬM: PHẢI LÀM SAO? 

Giờ ăn tối đã đến ... và trống ngực bạn đánh thình thịch khi bạn gọi nhóc tì 3 tuổi vào bàn. Tại sao? Bởi vì bạn biết bé sẽ tốn ít nhất một tiếng đồng hồ (hoặc lâu hơn!) để hoàn thành bữa ăn của mình. Xin giới thiệu ‘thánh ăn chậm’ của mọi nhà – những nhóc tì tốn cả thiên thu chỉ để ăn hết một bữa cơm! Theo các chuyên gia, thói ăn chậm của trẻ là một hình thức lười ăn, và nếu không được giải quyết triệt để, có thể gây ra vấn đề cho việc hấp thụ dinh dưỡng của bé. Ví dụ, nếu con bạn mất hàng giờ để ăn trưa, bé có thể sẽ ăn không hết bữa, và có thể sẽ quá no để ăn tiếp vào buổi tối. Quá trình ăn chậm cứ như thế tiếp tục trong vòng luẩn quẩn. Thói ăn chậm của con thậm chí tạo ra mối quan hệ “cơm không lành canh không ngọt” giữa cha mẹ và con cái, phần lớn là do những căng thẳng (đối với cả hai bên) trong suốt bữa ăn. Một số trẻ thực sự không có vấn đề gì với việc ăn uống, hoặc các loại thức ăn được nấu cho chúng – các bé thực sự chỉ ăn rất chậm. Nhưng bất kể vì lý do gì đi nữa, việc con của bạn mất hàng giờ để ăn một bữa ăn bạn chuẩn bị kỹ lưỡng có thể trở thành một nỗi ám ảnh bực bội khôn cùng.

 Các đặc điểm của bé ăn chậm bao gồm:

  • Thời gian ăn từ 30-45 phút để kết thúc bữa ăn
  •  Bỏ dở đồ ăn của mình kể cả sau 30-45 phút vào bữa;
  •  Nghịch thức ăn;
  •  Giữ thức ăn trong miệng lâu mà không chịu nhai;
  •  Nhai thức ăn rất lâu mà không chịu nuốt
  •  Cần bố mẹ nhắc nhở liên tục để nhai và nuốt;
  •  Mỗi lần ăn lại cần uống nước hoặc nước trái cây để nuốt.

Bạn có thể sẽ rất dễ bị khó chịu hoặc tức giận với nhóc tì ăn chậm của bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích rằng thói ăn chậm của bé có thể là vì những lý do khách quan sau:

  •  Trẻ dễ bị phân tâm;
  •  Trẻ thích chơi, thí nghiệm với thức ăn của chúng;
  •  Trẻ đã quá no do ăn vặt trong ngày quá nhiều
  •  Trẻ đang muốn trở nên độc lập trong việc ăn uống

Hơn nữa, hầu hết trẻ em sẽ phải trải qua một giai đoạn ăn uống chậm, đặc biệt là khi trẻ đến độ tuổi thích chơi hơn thích ăn. Thói ăn chậm cũng có thể xảy ra khi tỷ lệ tăng trưởng của con bạn bắt đầu chậm lại, thường là khi bé khoảng 2 tuổi. Dù cho bất kể lý do nào gây ra thói quen ăn uống chậm của con, đừng vội chán nản. Theo Karin G. Reiter, một chuyên gia y khoa về dinh dưỡng và huấn luyện viên thể dục được chứng nhận, chúng ta càng bực mình về thói quen ăn uống của trẻ , càng đe nạt và la mắng trẻ trong bữa ăn, chúng ta càng khó chịu càng khó thay đổi thói quen ăn chậm của con. Vì vậy, với mong muốn giúp các bậc phụ huynh đang khốn khổ vì con ăn chậm, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những cách hiệu quả để giúp con bạn ăn nhanh hơn, cũng như động viên bạn và con bạn vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” này.

  1. Hãy lên kế hoạch cụ thể và thực tế

Hãy phân đủ thời gian cho bữa ăn của con và hãy thực tế về việc con phải ăn hết bữa ăn trong bao lâu. Tất cả chúng ta đều đã từng “mắt chữ A mồm chữ O” đầy kinh ngạc khi thấy một vài trẻ nuốt trọn một bữa ăn trong vòng 10 phút. Nhưng 30-45 phút thực sự là một khoảng thời gian hợp lý để một đứa trẻ bình thường hoàn thành bữa ăn của mình. Nếu bạn thấy mình giục con ăn nhanh hơn mức này, hãy điều chỉnh kỳ vọng của bạn về tốc độ ăn của con để cả hai bạn thư giãn, và làm cho bữa ăn ít căng thẳng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Giảm thiểu đồ ăn vặt

Hầu hết trẻ em thích ăn vặt, và nếu được, các bé sẽ tóp tép ăn vặt cả ngày. Nhưng những bữa ăn vặt liên tục có thể làm mất sự thèm ăn của con bạn đối với những bữa ăn chính, và khiến bé ăn bữa chính với tốc độ của một con ốc sên. Vì vậy, hãy chi cho bé ăn đồ ăn nhẹ một lần mỗi ngày và cố gắng đảm bảo rằng các món nhẹ không ra tình trạng quá no. Trái cây là lựa chọn lý tưởng (và khỏe mạnh hơn!) cho các bữa ăn nhẹ. Ngoài ra, cố gắng xây dựng một lịch trình ăn cố định với 3 bữa chính, mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ.

  1. Dành thời gian với con ngoài lúc ăn.

Trong khi một số trẻ là có thiên hướng ăn chậm tự nhiên, một số trẻ khác có thể cố ý làm vậy để nhận được nhiều sự chú ý hơn từ bạn. Vì vậy, hãy cố gắng dành thời gian bên ngoài giờ ăn để vui chơi tương tác với con của bạn.

  1. Thiết lập một giới hạn thời gian tối đa cho mỗi bữa ăn

Đặt một khoảng thời gian hợp lý cho con ăn (30-45 phút) và khi qua giới hạn thời gian này, dù cho có khó khăn đến mấy, hãy cất đĩa của con đi và bình tĩnh giải thích rằng giờ ăn đã hết. Nếu con có thể nhận biết thời gian, trước khi bữa ăn bắt đầu, hãy nói với bé rằng bé có khoảng bao lâu để ăn hết đồ ăn của mình. Nếu con không thể nhận biết được thời gian, hãy thử sử dụng bộ hẹn giờ quả trứng. Bạn cũng có thể đặt đồng hồ báo thức hoặc điện thoại, và cho thiết bị báo giờ 5 hoặc 10 phút trước thời gian hoàn thành bữa ăn dự kiến, ​​để bé biết cần phải kết thúc nhanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

  1. Thảo luận vấn đề ăn chậm với con

Hãy nói chuyện với con về vấn đề ăn chậm của bé, nhưng hãy chọn lựa thời điểm sau bữa ăn thay vì ngay trong thời gian ăn khi bạn đang muốn cáu tiết với bé, đặc biệt là khi con tốn nhiều thời gian hơn bình thường để ăn. Nói chuyện với con một cách bình tĩnh về việc bạn cần phải dọn thực phẩm đi sau một thời gian nhất định để giữ cho đồ ăn tươi mới, cũng như việc cả bạn và bé phải chuyển sang các hoạt động khác ngoài ăn uống. Cố gắng giải thích với con rằng nếu bé ăn nhanh hơn, bé sẽ có tất cả cả biển thời gian để tham gia các hoạt động mà bé thích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Không làm trẻ sao nhãng

Tắt TV và cấm sử dụng điện thoại di động và các thiết bị công nghệ khác trong giờ ăn. Trẻ nhỏ rất dễ bị phân tâm bởi công nghệ - nếu bạn bật TV trong suốt bữa ăn, điều này thực sự có thể góp phần khiến trẻ ăn chậm hơn, do trẻ không tập trung ăn mà dán mắt vào các thiết bị điện tử.

 

  1. Hãy thận trọng với việc chia khẩu phần ăn

Nhìn thấy một cái đĩa đầy ú ụ thực ăn có thể khiến trẻ bị “ngộp”, kể cả với những bé có thể ăn nhanh. Vì vậy hãy chú ý đến kích thước khẩu phần ăn của trẻ và giữ khẩu phần với lứa tuổi để cho bé có thể hoàn thành bữa ăn dễ dàng hơn.

 

  1. Khích lệ và khen thưởng con

Khi con bạn hoàn thành bữa ăn trong thời gian quy định, hãy dành lời khen ngợi cho bé và khuyến khích bé giữ thói quen đó. Trẻ nhỏ thích nhất khi biết chúng làm điều tốt và khiến bạn hài lòng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

  1. Hãy sáng tạo với cách chế biến thực phẩm

Hãy thử và chế biến bữa ăn vui nhộn và thú vị cho nhóc tì biếng ăn của bạn. Bạn có thể khiến bữa ăn màu sắc và sáng tạo hơn với những cách sau: cắt bánh quy thành những hình cơ bản, làm bánh hoặc trứng hình trái tim, cắt bánh mì sandwich thành những hình dáng thú hoặc xếp các loại rau thành những hoa văn đầy màu sắc.

Karin Reiter chia sẻ những cách này cũng có thể kích thích con bạn thích ăn uống hơn:

  • Cắt rau và hoa quả thành những hình như hình ngôi sao, v..v.
  • Cho thức ăn vào tô, đĩa có hình nhân vật hoạt hình bé thích
  • Dùng những tên vui nhộn để gọi các loại rau củ: bông cải xanh vĩ đại, đậu xanh ngớ ngẩn, tia x-ray cà rốt
  • Cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị thức ăn.

Các bố mẹ trẻ đừng lo, vì dù việc đối phó với thánh ăn chậm của bạn có thể rất căng thẳng và mệt mỏi (tôi hiểu vì tôi cũng chung cảnh ngộ!), mọi thứ sẽ tốt hơn nếu bạn kiên nhẫn. Đa số thời gian, thói quen ăn uống chậm của con bạn chỉ là một giai đoạn “khủng hoảng” và thực sự không có gì phải lo lắng. Tuy vậy, cũng nên chú ý, vì theo các chuyên gia y tế, trẻ em có thể ăn chậm vì các lý do khácnhư dị ứng thức ăn, trào ngược, chậm phát triển khoang miệng hoặc các vấn đề về vị giác. Nếu bạn nghĩ thói quen ăn uống của con bạn thực sự đáng lo và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất / tinh thần của bé, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có nhóc tì “thánh ăn chậm” ở nhà không? Nếu có, hãy chia sẻ với chúng tôi những lời khuyên của bạn để giúp bé ăn nhanh hơn bằng cách để lại nhận xét ở phần bình luận.

Biên soạn - Uyên Lê

 

Bài viết của

MeKrobis