Mẹ bế con mới sinh là điều hết sức thiêng liêng và đáng quý. Nhưng Deianna còn làm được nhiều hơn thế, bế bé liên tục suốt 7 tháng trời.
Deianna sống và làm việc tại Australia. Cô được mọi người gọi vui là người mẹ bế con lâu nhất thế giới khi liên tục bế đứa bé mới sinh của cô liên tục suốt 7 tháng ròng.
Tình mẫu tử là thiêng liêng và cao quý. Nhưng hành vi trên của Deianna lại mang nhiều ý nghĩa hơn thế.
Thiên thần nhỏ
Khi y tá đặt em bé sơ sinh lên bụng của Deianna, cô ngỡ như có một thiên thần vừa xuất hiện vậy.
Cô muốn che chở cho con, làm tất cả cho con, ru con ngủ, dỗ con ăn và nhìn con phát triển từng ngày. Chính vì vậy, cô gần như không buông đứa con của mình ra một phút nào hết, đặc biệt là khi ngủ.
Deianna chia sẻ, khi chồng cô đi làm vào buổi sáng, cô và Elijah thức dậy cùng nhau. Bà mẹ bế con trên tay và làm tất cả mọi việc nhà, từ đưa đồ vào máy giặt, pha café và dọn nhà.
“Tại sao em không đặt con xuống và chợp mắt một chút đi” – chồng cô gợi ý.
Nhưng không, Deianna vẫn kiên quyết giữ Elijah trên đôi bàn tay mình. Dù mệt mỏi, dù khó nhọc, tay thậm chí còn không còn cảm giác nhưng cô vẫn giữ nguyên động tác mẹ bồng con trên tay.
Họa chăng, cô chỉ rời khỏi con khi cô đi tắm và chồng cô trông Elijah.
Kết quả của hành động mẹ bếcon liên tục này là những đĩa thức ăn cháy khét và những đống quần áo bẩn trong máy rửa bát.
Rất mệt mỏi và áp lực!
Không yên tâm khi rời…tay khỏi con
Một ngày nọ, bà mẹ bồng con đi công viên với một chiếc đai an toàn trước ngực. Nhưng rồi, mọi việc lại tiếp tục vượt quá tầm kiểm soát.
Deianna bắt đầu đặt ra những câu hỏi như: “Nếu cái đai đứt thì sao?”, “nếu con ngã thì sao?”, “nhỡ mình vấp ngã đè lên con thì sao?”…
Và rồi, điều gì đến cũng phải đến. Deianna lại tiếp tục bế con trên tay và quay trở về nhà.
Nhiều tháng trôi qua, chồng của Deianna tiếp tục cô đơn trên chiếc giường cưới. Cô vẫn trong quá trình bế con trên tay và làm đủ thứ việc nhà.
Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi mẹ bồng con này biểu hiện tâm lý bất ổn, lo lắng thái quá của Deianna. Cô lo lắng về thế giới bên ngoài có thể làm hại con của cô, sợ con của cô quá nóng, quá lạnh, nằm không thoải mái…
Và cô không thể chia sẻ điều đó với chồng vì không muốn anh nghĩ cô là kẻ thất bại.
Và những tiếng khóc thét
Chia sẻ với các bác sỹ, Deianna cũng rất muốn giải phóng đôi bàn tay để làm những việc khác nhưng không thể. Cô quá lo lắng và luôn cảm thấy không yên tâm.
Khi Elijah được 7 tháng, có vẻ như sự chịu đựng của Deianna đã đến giới hạn. Cô chia sẻ điều này với một nhóm các bà mẹ khác và nhận được lời khuyên tìm đến bác sỹ tâm lý.
“Cô bị chứng trầm cảm sau sinh!”
Trầm cảm có thể xảy ra cả trước và sau kỳ sinh nở. Khi đó, người bệnh cảm thấy tách rời khỏi xã hội, cảm thấy như muốn phát điên vậy. Thậm chí, có nhiều người không thể chia sẻ cùng ai còn tìm đến việc tự sát hoặc giết người.
Hết sức nhẹ nhàng, bác sỹ tách Elijah ra khỏi tay Deianna và đưa cô về phòng. Trước khi bác sỹ đóng cửa, cô nghe thấy Elijah khóc thét và rên rỉ. Deianna như phát điên và muốn quay trở lại với con nhưng không thành.
Đêm hôm đó, gia đình Deianna không ai ngủ được. Elijah khóc cả đêm trong sự tuyệt vọng của Deianna.
Nhưng rồi, những đêm sau đó, bé ít khóc hơn và cuối cùng là ngủ ngon lành.
Lần đầu tiên sau 8 tháng, Deianna tách ra khỏi Elijah và ngủ cùng chồng.
Gần 2 năm trôi qua, gia đình Deianna đã chào đón sinh linh thứ hai, Benjamin.
Và cảnh mẹ bế con liên tục 7 tháng không còn nữa.
Theo Kidspot
Xem thêm:
- Trầm cảm sau sinh có phải là cái cớ để người mẹ này nhẫn tâm giết 2 con thơ?
- 9 triệu chứng trầm cảm bạn thường coi nhẹ
- Xin đừng chủ quan với trầm cảm sau sinh – kẻ giết người trong chính ngôi nhà bạn
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!