Mẹ bầu nên làm những điều gì trước ngày sinh con?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên làm gì trước khi sinh để chuẩn bị sẵn sàng cho bước ngoặt lớn của cuộc đời? Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng để em bé được sinh ra trong điều kiện tốt nhất cho phép, mẹ bầu cũng đừng quên tận hưởng những ngày tháng thảnh thơi còn lại.

Hãy tham khảo một số gợi ý sau để có thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ và có sự chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu.

Việc đầu tiên mẹ bầu nên làm là dành thời gian cho bản thân

Lên kế hoạch thực hiện điều gì đó cùng bạn bè

Một số gợi ý thú vị  có thể tham khảo để mẹ bầu cùng thực hiện với bạn bè là nấu nướng, làm đồ thủ công, đan len hay tham quan một bảo tàng hoặc triển lãm nào đó.

Một bà mẹ tên Rachel Galoob-Ortega chia sẻ: “Tôi và vài người bạn đã đi học múa bụng khi em bé của tôi được 8 tháng. Lúc đấy mặc dù đã tăng hẳn 27kg nhưng nhờ đi tập tôi vẫn cảm thấy mình hấp dẫn và có phần lưng dưới dẻo dai hơn”.

Tự thiết kế một cuốn nhật ký thai kỳ

Các mẹ có thể in ảnh lưu giữ những khoảnh khắc trong suốt quá trình bầu bí, ảnh bụng bạn theo từng tuần chẳng hạn. Hãy xếp ảnh theo thứ tự thời gian và ghim thành một tập (hoặc lưu giữ trên các ứng dụng điện thoại) để khi lật từng trang các mẹ sẽ cảm thấy bụng mình như đang lớn dần lên vậy.

Brigitte Polanco  đến từ Philadelphia nhớ lại: “ Mọi người bảo rằng tôi sẽ nhớ cảm giác em bé vẫn còn nằm trong bụng, nên khi bầu được 7 tháng, tôi bắt đầu quay lại hình ảnh bụng tôi khi con trai tôi nấc cụt hay khi thằng bé cựa quậy mỗi khi tôi bật bài hát nó hay nghe trên điện thoại. Để bắt được những khoảnh khắc đó các mẹ hãy nhớ giữ điện thoại trong tầm với nhé.

Nghe nhạc

Các mẹ hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi và thư giãn vì điều đó sẽ trở nên quá xa xỉ sau khi sinh xong. Nghe nhạc là một gợi ý tuyệt vời và hãy làm điều đó bất cứ khi nào có thể.

Một bà mẹ đến từ Atlanta kể lại: “Khi mang bầu ở tháng thứ 9 tôi đã đến buổi trình diễn của nhóm U2 và tất cả mọi người đều lo lắng như thể em bé sẽ được sinh ra ngay giữa chương trình vậy. Lúc chuyển dạ tôi cũng bật nhạc trên iPod và bạn biết sao không, con gái tôi bây giờ cũng thích nghe nhạc của nhóm nhạc này đấy”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viết cho em bé trong bụng một lá thư

Hãy ghi lại những điều điên rồ xảy ra trong suốt thai kỳ, ví dụ như mơ mãi giấc mơ đẻ ra một chú hamster chẳng hạn. Khi lớn lên một chút em bé đọc những mẩu chuyện này và sẽ thấy thật thú vị.

Một gợi ý không tồi là viết những kỷ niệm ra giấy và cho vào phong bì để con mở ra vào một năm nào đó trong tương lai.

Một bà mẹ đến từ Waltham, Massachusetts chia sẻ: “Tôi có một quyển nhật ký thai kỳ trong đó ghi lại tất cả những điều buồn cười tôi trải qua suốt 9 tháng có mang, như cái ngày bụng tôi cuối cùng đã to hơn bụng của ông chồng vậy. Thế mà anh ấy lại chả thấy có gì buồn cười cả”.

Đi du lịch

Việc di chuyển quá xa không được khuyến cáo khi đang mang bầu, nhưng các mẹ hoàn toàn có thể đi nghỉ dưỡng nhẹ nhàng để trải nghiệm cảm giác mới lạ khi có em bé trong bụng đồng hành suốt chuyến đi.

Các mẹ cũng cần luôn chú ý đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé, hãy lựa chọn thời điểm du lịch thích hợp; sắp xếp những khoảng nghỉ ngơi ngắn; mang theo quần áo thoải mái, dễ chịu và giữ tâm trạng vui vẻ trong suốt chuyến đi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tặng cho chính mình một điều gì đó đặc biệt

Các mẹ không nên ngần ngại mua cho mình một món quà không quá đắt tiền, một đôi giày chẳng hạn.

“Tôi chán ngấy đi giày bệt  mà chân tôi còn không lên size trong mấy tháng mang bầu, nên tôi đã mua cho mình một đôi cao gót mới toanh khi bầu tháng thứ 8.

Tôi đã xỏ đôi giày đó trong lần hẹn hò đầu tiên với ông xã sau khi con gái của chúng tôi chào đời” – một bà mẹ nhớ lại.

Ngủ cùng những người bạn thân thiết

Một bà mẹ đến từ Pennsylvania nhớ lại:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Có một lần khi mang bầu tôi đã rủ ba người bạn thân nhất của mình ngủ lại. Chúng tôi mặc pijama ăn bỏng bơ, socola M&M’s và xem chương trình yêu thích của cả ba.

Tôi biết rằng sau lần đó có thể còn lâu lắm chúng tôi mới có dịp ngồi lại cùng nhau như vậy, nên là cứ tận hưởng thôi”.

Cùng chồng đọc truyện cho em bé trong bụng

Đây quả thật là một trải nghiệm tuyệt vời của nhiều ông bố. Bằng cách này người cha và em bé trong bụng gắn kết hơn. Em bé cũng làm quen với giọng nói và sự hiện diện của người cha từ những ngày tháng đầu  tiên.

Cô Cari Dineen từ New Jersey hào hứng kể: “Chồng tôi rất thích đọc truyện cho con gái nghe. Anh đọc đủ thứ truyện trên trời dưới đất của nhiều tác giả khác nhau. Chồng tôi thường ghé sát bụng tôi và bắt đầu bằng câu nói: Chào bé cưng, bố đang nói chuyện với con đây. Thỉnh thoảng con bé nghe xong lại đạp bụng tôi một phát như để chào lại bố vậy”.

Dự định sinh nở

Lên kế hoạch sinh

Việc mẹ bầu nên làm là thử mường tượng giai đoạn lâm bồn sẽ diễn ra như thế nào; liệt kê danh sách những điều mong muốn lúc chuyển dạ và sinh con để thảo luận với bác sỹ sản khoa hay hộ lý phụ trách.

Trong danh sách cũng nên có tên người thân sẽ có mặt cùng sản phụ khi em bé chào đời và các biện pháp giảm đau hoặc can thiệp y tế phù hợp nhất với thể trạng hai mẹ con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều cặp đôi còn đề cập cả các yếu tố môi trường (âm nhạc, ánh sáng) và các tình huống có thể xảy ra trong quá trình chào đón em bé. Tuy nhiên tất cả chỉ là dự tính và các cặp vợ chồng đừng nên quá kỳ vọng sự kiện sẽ xảy ra theo đúng dự định.

Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài

Câu hỏi này có lẽ chỉ mình người mẹ mới có thể trả lời. Em bé có thể được uống sữa mẹ trong thời gian dài hơn nếu người mẹ nhận được sự ủng hộ và đồng hành từ bạn đời.

Nếu quyết định để con dùng sữa mẹ, hãy bàn bạc thật kỹ với chồng về những khó khăn có thể gặp phải (sữa về muộn, tắc sữa…); dự định cho em bé bú mẹ đến khi nào và người chồng có thể hỗ trợ gì khi đó.

 Chuẩn bị tài chính khi sinh

Hãy đảm bảo mẹ bầu và gia đình sẵn sàng về mặt tài chính khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Hàng tháng hãy dành ra một khoản cố định từ quỹ thu nhập của hai vợ chồng. Tìm hiểu các gói bảo hiểm thai sản/bảo hiểm sức khỏe của công ty bảo hiểm và chính sách chi trả của nơi hai người đang làm việc.

Cha mẹ cũng nên tham khảo các gói bảo hiểm sức khỏe cho bé để đảm bảo em bé nhận được mọi sự chăm sóc tốt nhất trong khả năng của gia đình.

Sự hỗ trợ từ người thân

Chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản và đôi khi người thân trong gia đình như mẹ, chị gái có thể làm công việc càng khó khăn gấp bội. Nếu mẹ bầu cảm thấy thoải mái khi có người bên cạnh, hãy lên kế hoạch và phân công công việc hợp lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngược lại nếu người mẹ chưa sẵn sàng thì cũng đừng ngại ngần từ chối giúp đỡ. Sau này khi em bé lớn lên vẫn còn nhiều dịp mọi người có thể giúp.

Chuẩn bị cho kỳ nghỉ sinh

Một điều quan trọng mẹ bầu nên làm là tìm hiểu quyền lợi thai sản theo luật hiện hành

Việc mẹ bầu nên làm trước khi sinh là tìm hiểu luật thai sản để được cập nhật thông tin về quyền lợi được hưởng.

Lấy ví dụ ở Mỹ, theo Luật nghỉ phép Gia đình và Y tế (FMLA), công việc của người cha và mẹ được bảo hộ trong vòng 12 tuần sau khi sinh hoặc nhận nuôi một đứa trẻ với điều kiện công ty nơi người cha hoặc mẹ làm việc có ít nhất 50 lao động và có cơ sở trong vòng bán kính 75 dặm.

Đồng thời người lao động phải àm việc tại đó 25 giờ mỗi tuần trong vòng ít nhất 1 năm.

Tìm hiểu về chính sách thai sản của công ty

Mẹ bầu đừng quên tham khảo trang web công ty hoặc các nguồn thông tin khác để nắm được chế độ thai sản mình được hưởng. The tác giả cuốn The Working Woman’s Pregnancy Book – Marjorie Greenfield,một số doanh nghiệp chi trả mức trợ cấp vào khoảng 40 đến 60% lương của người lao động cho thời gian nghỉ thai sản.

Đừng quên kiểm tra số ngày nghỉ ốm, nghỉ phép năm còn lại, nhiều công ty có thể yêu cầu tính số ngày nghỉ đó vào kỳ nghỉ thai sản theo luật FMLA.

Quyết định số ngày nghỉ thai sản và báo cáo lên cấp trên

Tùy thuộc vào  tính cách và hoàn cảnh từng bà mẹ mà thời gian nghỉ thai sản có thể kéo dài theo luật hoặc không. Nhiều bà mẹ cũng muốn làm việc từ xa sau khi sinh.

Hãy tham khảo kinh nghiệm của các bà mẹ khác tại chỗ làm và lên kế hoạch trình bày với cấp trên về dự định nghỉ sinh của mình.

Lời khuyên cho các mẹ bầu là hãy suy nghĩ tường tận và thảo luận với cấp trên về thời gian nghỉ mong muốn và người đảm nhận công việc tạm thời.

Sau khi đã đi đến thống nhất các mẹ có thể suy nghĩ về việc soạn thảo một bản ghi nhớ phòng khi cần thiết. Đừng quên nhắc nhở bản thân ưu tiên số một lúc này là các cô/cậu chủ mới sinh khi nhận được email của đồng nghiệp hay điện thoại của lãnh đạo khi mẹ đang trong kỳ nghỉ.

Ngoài danh sách những việc các mẹ có thể làm trên, điều mẹ cần luôn ghi nhớ là giữ trạng thái vui vẻ, tích cực, đảm bảo yếu tố sức khỏe và cùng chia sẻ với mọi người về niềm vui sắp tới nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi