Mẹ có biết bầu hay cáu gắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi?

Sự thay đổi các hormon và nội tiết tố gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, trong đó các chất tác động đến tâm trạng (như serotonin) gây xáo trộn trong tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu hay cáu gắt, biểu hiện thay đổi tâm lý thai kỳ thường gặp bởi sự thay đổi của hormone và những mệt mỏi khi mang thai. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng những mẹo thư giãn đơn giản dưới đây.

Mẹ bầu hay cáu gắt – Những nguyên nhân chủ yếu trong thai kỳ

Không ít các ông chồng lên mang than thở. Vợ từ ngày mang bầu tính tình thay đổi đến kỳ lạ. Động một tí là chảy nước mắt. Hơi trái ý chút là cáu loạn xị ngậu như bị tẩu hỏa nhập ma khiến họ vô cùng hoang mang. Những ông bố tương lai thân mến! Đây hoàn toàn là biểu hiện bình thường của người phụ nữ trong thai kỳ bởi sự thay đổi về thể chất và tâm lý do tác động của quá trình hình thành thai nhi.

Mẹ bầu hay cáu gắt do thay đổi hormone

Khi mang thai, nồng độ của hai hormone estrogen và progesteron sẽ tăng dần trong quá trình thai nghén và đạt mức cao nhất vào tháng cuối của quá trình thai nghén.

Chính sự tăng sinh của các tuyến nội tiết và sự xuất hiện 2 tuyến nội tiết mới đã làm cho toàn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về giải phẫu, hình thể và tâm sinh lý nhằm thích nghi với tình trạng thai nghén (hay nói cách khác là để đáp ứng với những kích thích sinh lý do thai và phần phụ của thai gây ra).

Sự thay đổi các hormon và nội tiết tố gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, trong đó các chất tác động đến tâm trạng (như serotonin) gây xáo trộn trong tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt…

Mẹ bầu hay cáu gắt do mệt mỏi khi mang thai

Mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhất trong suốt thai kỳ. Kể cả những lúc không làm gì nhưng mẹ bầu vẫn cảm thấy như thể sức lực bị hao mòn, đi đứng một lát cũng như kiệt sức.

Ngoài ảnh hưởng của hormone như đã nói trên thì phụ nữ mang thai còn dễ bị mệt bởi tình trạng ngủ không đủ giấc, không liền mạch, thiếu sắt, đau nhức mình mẩy khi thai nhi càng lớn lên, … Đặc biệt ở những mẹ bầu bị tiểu đường hoặc táo bón, đầy hơi, … sẽ càng cảm thấy luôn khó chịu trong người. Từ đó dẫn đến tâm trạng dễ cáu gắt, bực mình khi bị yếu tố bên ngoài tác động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu hay cáu gắt ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Mẹ bầu cáu gắt là biểu hiện tâm lý bình thường khó tránh khỏi của phụ nữ mang thai. Nhưng có bao giờ mẹ tự hỏi liệu mình cáu kỉnh thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng như thế nào?

Theo các chuyên gia sản khoa, người mẹ thường xuyên cáu gắt dễ bị căng thẳng về tâm lý và gây ra tình trạng xì-trét. Đây cũng là yếu tố chính có thể làm tăng sản xuất hormone giải phóng corticotropin (hoặc CRH). Ở những bà mẹ tương lai, CRH ảnh hưởng đến thời gian mang thai và sự trưởng thành của thai nhi. Mức CRH càng cao thì ngày sinh em bé càng sớm.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng căng thẳng gặp phải trong thai kỳ có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Wayne State cho thấy căng thẳng của mẹ ảnh hưởng đến kết nối não bộ và tổ chức các hệ thống chức năng thần kinh, khiến bộ não hoạt động kém hiệu quả.

Vậy nên nếu mẹ bầu cảm thấy mình thường xuyên cáu kỉnh, giận dỗi, mau nước mắt, khó chịu với mọi thứ xung quanh thì cần cẩn thận bởi các ảnh hưởng tiêu cực nói trên.

Mẹ bầu hay cáu gắt: 5 cách thư giãn giúp mẹ vui vẻ, thai nhi thư giãn

Một trong những cách thai giáo hiệu quả, giúp thai nhi phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ chính là cảm xúc vui vẻ, thư giãn của người mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mẹ vui bé sẽ có môi trường thư giãn và lành mạnh để phát triển. Nếu như mẹ bầu hay buồn bã, lo lắng, giận dữ, căng thẳng, … thì sẽ vô tình tạo ra các xung điện gây ảnh hưởng xấu tới bé, khiến cho môi trường sống (bọc nước ối) của bé bị nhiễm độc vậy. Thai nhi cũng sẽ trở nên căng thẳng và thậm chí có thể làm đau bé.

Do đó, để hạn chế tình trạng hay cáu gắt, mẹ bầu hãy thử áp dụng các hiệu quả dưới đây:

Ngủ nghỉ đủ giấc

Giấc ngủ rất cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Khi ngủ, các mạch máu sẽ tự phục hồi – một điều đặc biệt quan trọng, bởi chúng phải chịu áp lực gia tăng từ lưu lượng máu tăng thêm để nuôi dưỡng em bé. Giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng hormone tăng trưởng giúp bé phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy, ngay cả khi rất khó để có được một giấc ngủ ngon, thì mẹ cũng hãy ưu tiên dành ít nhất bảy – tám tiếng một đêm cho giấc ngủ.

Thư giãn bằng ngâm chân 

Ngâm chân là một hoạt động đơn giản mà mẹ bầu có thể thực hiện hàng ngày. Mỗi tối ngâm chân bằng nước ấm cùng thảo dược giúp giảm thiểu được nhiều triệu chứng khó chịu trong thai kỳ, mang lại giấc ngủ ngon về đêm và xoa dịu mọi mệt mỏi, khôi phục sức khỏe cho mẹ bầu. Bởi nước ấm tác động vào các huyệt đạo dưới da và mang đến tác dụng thư giãn tích cực.

Ra ngoài gặp gỡ bạn bè, làm những điều mình thích

Chia sẻ, nói ra những căng thẳng, lo lắng của bản thân với người bạn đời, bạn bè, những bà mẹ cùng mang thai thực sự là lời khuyên hữu ích mà các chuyên gia thường khuyên mẹ bầu. Hãy tạo ra cho mình những khoảnh khắc tràn ngập tiếng cười bằng việc đi xem một bộ phim yêu thích, ngồi nhâm nhi buôn chuyện cùng cô bạn, xem một chương trình hài, đọc 1 cuốn sách hay, … Tận hưởng khoảng thời gian chất lượng cho bản thân sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa được những điều cáu gắt không cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nghỉ ngơi trong không gian tĩnh lặng 

Một không gian yên tĩnh, trong lạnh có tác dụng làm giảm các kích thích căng thẳng về thần kinh. Nếu mẹ bầu bắt đầu có cảm giác khó chịu, bực bội trong người, bạn nên dừng nói chuyện hoặc tranh luận. Thay vào đó hãy ngồi nghỉ ngơi, thư giãn hoặc tốt nhất là chợp mắt một lúc. Khi cảm xúc đã đi qua cũng là lúc mẹ bầu nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn. Từ đó việc giữ bình tĩnh và kiếm chế cảm xúc trong thai kỳ cũng được cải thiện.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương