Mẹ bầu bị tiêu chảy – Mang thai mang lại nhiều thay đổi. Khi cơ thể phản ứng với những thay đổi hoóc môn đột ngột, mẹ bầu có thể thấy mình đang trải qua những phản ứng cảm xúc và thể chất đôi khi không thể kiểm soát – một số trong đó là các vấn đề là về tiêu hóa.
- Tìm hiểu tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy
- Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
- Cách điều trị tiêu chảy cho bà bầu
Nếu mẹ bầu đã phải đi hơn 3 lần rồi, thì mẹ bầu bị tiêu chảy trong thai kỳ. Dưới đây là cách đối phó với ‘tào tháo’ trong khi manh thai, hãy theo dõi nhé!
Mẹ bầu bị tiêu chảy
Trong khi táo bón là một trong những phàn nàn phổ biến nhất của phụ nữ mang thai, tiêu chảy khi mang thai cũng có thể trở thành một mối lo ngại. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ 3 của giai đoạn mang thai. Mặc dù nó xảy ra ít hơn táo bón, đi tiêu chảy trong thai kỳ có thể trở nên khó chịu và mệt mỏi, đặc biệt nếu mẹ bầu sắp đến cuối kỳ mang thai; Hơn nữa, nguy cơ mất nước có thể đáng lo ngại, đặc biệt là vì nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thai kỳ của mẹ bầu.
Lưu ý các của mẹ bầu cho bao nhiều lần đi tiêu mỗi ngày. Nếu mẹ bầu đã phải đi hơn 3 lần rồi, thì mẹ bầu có thể bị tiêu chảy trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, tiêu chảy có thể xảy ra như là một phản ứng đối với sự thay đổi chế độ ăn uống, dị ứng thực phẩm / nhạy cảm, vitamin, và một số thay đổi hoocmon.
Tuy nhiên, vấn đề tiêu hóa này có thể do các yếu tố khác gây ra và không phải lúc nào cũng là phản ứng đối với sự thay đổi của thai kỳ. Nó có thể là do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm, bệnh cúm dạ dày, hoặc một số loại thuốc nhất định.
Các vấn đề y tế hiện nay như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm đại tràng loét, và bệnh celiac.
Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Bệnh nhân tiêu chảy thường có kèm theo nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả hoặc Rota virus. Đi lỏng và nôn mửa quá nhiều làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra sốc mất nước và nhiều nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Các triệu chứng đau bụng tiêu do tiêu chảy thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Điều đáng lo ngại nhất là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường, do đó, mức độ nguy hiểm cao hơn. Người mẹ bị mệt, kém ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết lưu trong bụng mẹ.
Như vậy, trong trường hợp tiêu chảy khi mang thai, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp do cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh để điều trị có thể khiến mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi cũng cao hơn nhiều so với bình thường.
Cách điều trị tiêu chảy an toàn cho mẹ bầu
Nên thận trọng khi dùng thuốc khi mang thai, để điều trị bệnh tiêu chảy mẹ bầu có thể thử những cách thay thế này:
1. Cứ để đi ra hết. Chỉ cần một vài ngày. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều tự giải quyết bằng cách không điều trị.
2. Suy nghĩ lại thuốc hiện tại. Tìm hiểu xem nguyên nhân tiêu chảy là do đã thay đổi chế độ ăn uống món nào, hay thuốc vitamin nào.
3. Hãy suy nghĩ về chế độ ăn uống của mình. Có những loại thực phẩm có thể gây ra những dị ứng không tốt? Ví dụ về thức ăn gây tiêu chảy là thức ăn chiên, nhiều gia vị, chất béo cao, chất xơ cũng như sữa và bơ.
4. Hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu tình trạng không cải thiện sau ba ngày, hãy gặp bác sĩ để biết chắc chắn những gì gây ra nó. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc chống tiêu chảy, hãy chắc chắn hỏi bác sĩ nhé!
Cần ít nhất 10 ly hay 2 lit mỗi ngày để duy trì lượng chất lỏng bình thường. Nhưng trong điều kiện khí hậu nóng, mẹ bầu nên tăng tiêu thụ lên đến 12 ly mỗi ngày. Mẹ bầu cũng có thể uống nhiều nước trái cây, và ăn súp để có nhiều nước.
Nguồn: The Asian Philippine, Healthline, What to Expect,