Mấy tháng cho bé ăn dặm là hợp lý nhất mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ luôn là một trong những vấn đề rất được nhiều chị em bỉm sữa đặc biệt quan tâm đến, điển hình nhất đó là câu hỏi “Mấy tháng cho bé ăn dặm?” 

Không phải hiển nhiên mà câu hỏi này lại được chú ý nhiều đến như vậy. Việc quan tâm đến thời gian lý tưởng để cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và thói quen ăn uống của trẻ nhỏ.

Theo như lời khuyên của giới chuyên môn thì gian lý tưởng nhất để bé có thể bắt đầu tập ăn dặm đó là từ 4 đến 6 tháng tuổi. Vì sao độ tuổi này lại hợp lý nhất? Và lợi ích thật sự của việc ăn dặm là gì? Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu thêm nhé!

Ăn dặm là gì? Lợi ích của việc cho trẻ tập ăn dặm

Ăn dặm là một bước tiến mới vô cùng quan trọng trong giai đoạn lớn lên và phát triển của trẻ nhỏ. Đây là quá trình mà bé sẽ được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Việc này sẽ cung cấp thêm cho cơ thể của trẻ nhỏ nhiều dinh dưỡng và hỗ trợ tăng cường mạnh mẽ hệ miễn dịch để kháng bệnh tốt.

Ăn dặm cũng được chia theo từng giai đoạn nhằm giúp bé thích nghi với các món ăn mới. Cụ thể đó là việc chuyển từ chế độ ăn loãng (từ sữa mẹ) sang thức ăn dạng đặc dần theo thứ tự như cháo loãng, cháo sệt, cháo nguyên hạt, cơm nát và cơm nguyên hạt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngày nay, đã có nhiều phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng như ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm 3in1,… Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng nên các mẹ cần phải tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng cho bé.

Mấy tháng cho bé ăn dặm là hợp lý nhất?

Nhiều mẹ thường băn khoăn rằng trẻ từ 4 tháng tuổi ăn dặm được chưa. Thực tế theo một số nghiên cứu thì trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi mẹ bỉm sữa đã có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm rồi đấy.

Trong khoảng thời gian này bé đã có thể phát triển hoàn thiện, cơ thể đã có thể tiết ra một số loại enzyme có tên là amylase – đảm nhiệm chức năng tiêu hóa tinh bột trong các thực đơn ăn dặm.

Tuy nhiên, để có thể đảm bảo hệ tiêu hóa của bé có thể hấp thụ được tốt những dưỡng chất đến từ tôm, cá, thịt, trứng,… hoặc hạn chế mắc một số bệnh về đường ruột thì 6 tháng tuổi chính là khoảng thời gian hợp lý nhất.

Ngoài ra, ở thời gian 6 tháng tuổi thì bé cũng đã có thể ngồi vững trong ghế dựa ăn dặm và thẳng đầu hơn nên mẹ có thể đút ăn dễ dàng.

Dấu hiệu của bé khi muốn ăn dặm bạn cần biết

Mặc dù độ tuổi 6 tháng chính là tiêu chuẩn chung để trẻ bắt đầu tiếp xúc với món ăn, thế nhưng không phải tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi đứa trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mẹ hãy quan tâm và để ý đến những dấu hiệu nhỏ của bé để đoán được bé đã sẵn sàng bước qua giai đoạn ăn dặm hay chưa. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết dễ nhất mà theAsianparent muốn chia sẻ đến các bạn.

  • Trẻ bắt đầu háu đói, đòi bú nhiều hơn và số lần bù tăng lên cũng như khoảng thời gian giữa các lần bú gần hơn.
  • Thích nhìn người lớn ăn hay đòi lấy tóc bốc đồ ăn.
  • Bé thường mút tay hoặc có khi cho cả bàn tay vào miệng.
  • Bé hay chảy nước bọt.
  • Mỗi lần người lớn mớm thức ăn bé đều phấn khích.

Khi cho bé ăn dặm cần nhớ những điều gì?

Ăn dặm là bữa ăn đầu tiên mà bé được tiếp xúc ngoài sữa mẹ, thế nên các mẹ cần phải tìm hiểu kỹ và nên chọn những loại bột ăn dặm dinh dưỡng phù hợp nhất để sử dụng.

Dù đang tập cho bé ăn dặm nhưng bạn cũng nên nhớ đây chỉ là bữa ăn phụ, sữa mẹ mới thật sự là nguồn dinh dưỡng cần thiết dành cho cơ thể của bé đến tận 12 tháng tuổi.

Đặc biệt, các mẹ chỉ nên cho bé ăn ít, không nên thúc ép bé ăn thêm vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi bắt đầu cho ăn, mẹ nên lựa chọn những món ăn có độ loãng (đặc hơn so với sữa mẹ) để tập thói quen ăn uống mới cho bé.

Vì sao không nên cho bé ăn dặm muộn?

Trẻ con có thể ăn dặm muộn, nhưng tuyệt đối không nên quá 8 tháng nhé các mẹ! Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cho trẻ ăn dặm muộn sẽ khiến cơ thể trẻ thiếu hụt nhiều loại chất cần thiết có trong nhiều món ăn. Từ đó, những biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu,… rất dễ xảy đến với sức khỏe của con em chúng ta.

Chính vì điều này, bạn nên lưu ý thời gian thích hợp để có thể cho trẻ bắt đầu ăn dặm hợp lý và đảm bảo sức khỏe phát triển ổn định hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với những thông tin vô cùng bổ ích đã được trình bày ở trên, theAsianparent mong rằng bạn sẽ tìm được một thời gian lý tưởng để bắt đầu tập cho bé ăn dặm tốt nhất.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy