Ba mẹ cần làm gì khi phát hiện mắt bé sơ sinh bị vệt đỏ?

Xuất huyết dưới kết mạc mắt trẻ sơ sinh ở dạng nhẹ thường sẽ biến mất sau một thời gian mà không cần can thiệp gì nhiều và không để lại di chứng. Trong quá trình đó, bố mẹ nên dành thời gian quan sát sát sao trẻ để tránh các biến chứng nặng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mắt trẻ sơ sinh có vệt đỏ hay cục máu đỏ là tình trạng chảy máu kết mạc gây ra ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Để biết được nguyên nhân thực sự và cách điều trị bệnh lý này, mời ba mẹ cùng đọc vài viết sau.

  • Tại sao mắt trẻ sơ sinh có vệt đỏ?
  • Triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh
  • Điều trị xuất huyết dưới kết mạc mắt như thế nào?

Tại sao mắt trẻ sơ sinh có vệt đỏ?

Vệt đỏ hay những cục máu đỏ xuất hiện trong mắt trẻ sơ sinh là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết dưới kết mạc mắt. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự vỡ mạch máu nhỏ từ các chấn thương cơ học diễn ra trong quá trình sinh. Việc trẻ khóc quá nhiều, ho hoặc nôn mửa cũng có thể gây nên hiện tượng này. Nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân rõ ràng nhưng nói chung tất cả những tác động thay đổi áp suất đột ngột làm vỡ mạch máu đều có thể dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc mắt. Vì thế, trong một số trường hợp, xuất huyết dưới kết mạc mắt có thể là một dấu hiệu của tăng huyết áp.

Xuất huyết dưới kết mạc có thể xảy ra do trẻ chịu áp lực trong quá trình lọt lòng mẹ (Nguồn: Freepik)

Sở dĩ trẻ sơ sinh hay gặp tình trạng này có thể là do trong quá trình chuyển dạ, bé phải chịu các áp lực mạnh có thể khiến cho các mạch máu trong mắt trẻ sơ sinh bị vỡ. Ví dụ như áp lực từ các cơn gò tử cung. Những đứa trẻ sinh ra thừa cân có nguy cơ gặp phải dạng tổn thương này cao hơn. Ngoài ra, xuất huyết dưới kết mạc mắt cũng có thể xảy ra nếu các mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ có sử dụng dụng cụ hỗ trợ giúp đưa bé ra ngoài nhanh hơn. Phương pháp hỗ trợ được dùng khi trẻ bị kẹt hoặc mẹ bị suy thai lúc chuyển dạ.

Tổn thương xuất huyết kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi trong vòng 1 đến 3 tuần mà không cần điều trị và thường không ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Do đó các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi phát hiện mắt trẻ sơ sinh có hiện tượng này.

Xem thêm:

Cách phòng tránh và điều trị viêm kết mạc ở trẻ em

Triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu xuất huyết dưới kết mạc mắt ở trẻ dễ phát hiện nhất chính là các vệt đỏ hoặc cục máu đỏ trong mắt của trẻ. Dấu hiệu này bố mẹ hoàn toàn có thể quan sát thấy trong quá trình chăm sóc bé. Ở mức độ nhẹ, tình trạng này sẽ không gây đau cho bé hay các biến chứng gì khác nặng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bố mẹ đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín, hình ảnh các vệt máu hay các cục máu đông của bé sẽ được nhìn và phân tích qua kính phóng đại. Bằng phương pháp này, sẽ thấy máu đông dính với lớp màng trắng của giác mạc. Đây là tiêu chuẩn đơn độc giúp chẩn đoán bệnh.

Xuất huyết dưới kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu đơn độc, nhưng ở một số trường hợp, đây có thể là triệu chứng của các tổn thương xuất huyết nội sọ xảy ra cũng do quá trình chuyển dạ. Nếu trẻ thực sự nằm trong trường hợp này thì đây là vấn đề nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ gặp phải bệnh lý động kinh và các di chứng khác do tổn thương thiếu oxy tế bào não.

Xem thêm:

Cảnh báo bệnh viêm kết mạc ở trẻ - Những điều bố mẹ cần phải làm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều trị xuất huyết dưới kết mạc mắt như thế nào?

Xuất huyết dưới kết mạc mắt trẻ sơ sinh ở dạng nhẹ thường sẽ biến mất sau một thời gian mà không cần can thiệp gì nhiều và không để lại di chứng. Trong quá trình đó, bố mẹ nên dành thời gian quan sát sát sao trẻ để tránh các biến chứng nặng hơn. Trong quá trình hồi phục, mắt trẻ sơ sinh có thể thấy ngứa, trong trường hợp này ba mẹ có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt để giamr sự khó chịu cho bé.

Ba mẹ có thể nhỏ mắt cho trẻ nếu xuất huyết dưới kết mạc ở dạng nhẹ (Nguồn: Vimec)

Tuy bệnh lý có thể tự hồi phục nhưng bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được theo dõi kĩ lưỡng hơn, đồng thời chắc chắn rằng các biến chứng nặng nề như khối máu tụ nội sọ không xuất hiện. Phụ thuộc vào mức độ nặng của từng bé mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long nếu trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu nặng sau đây, bố mẹ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Sưng nề mí mắt, đỏ mắt, chảy mủ

2. Xuất hiện máu ở các vị trí khác ngoài kết mạc mắt hay lòng trắng mắt

3. Xuất hiện các vấn đề liên quan đến thị lực của bé

4. Trẻ bị đau mắt từ trung bình đến nặng

5. Vùng xuất huyết dưới kết mạc mắt lan rộng hơn

Ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu vùng xuất huyết bị lan rộng (Nguồn: Viện y học ứng dụng)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mắt trẻ sơ sinh có vệt đỏ là hiện tượng khá phổ biến và thường không đe dọa đến sức khoẻ của bé quá nhiều. Tuy nhiên bố mẹ luôn cần theo sát diễn tiến bệnh của trẻ để phát hiện các triệu chứng bất thường càng sớm càng tốt.

Nguồn thông tin: Tại sao trẻ sơ sinh có những vệt đỏ trong lòng trắng mắt? - Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan