Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Mẹ bầu khi mang thai tuần 10 vẫn còn khá lo lắng vì không biết thời điểm này đã an toàn chưa. Thai nhi 10 tuần vẫn còn non nớt và đang hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần lưu ý những điều sau.
Sự phát triển của thai nhi 10 tuần
- Thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước bằng quả quất, khoảng 3,1cm và nặng khoảng 4g. Bé đang lớn lên rất nhanh, trong tuần tới có thể lớn gấp đôi về cân nặng cũng như chiều dài. Tất cả các bộ phận cơ thể, mặc dù chưa trọn vẹn về hình dáng và chức năng nhưng đã bắt đầu hoạt động.
- Ở tuần thứ 10, đôi tai của bé đã bắt đầu xuất hiện ở hai bên đầu với ống tai đang hình thành bên trong. Môi trên và hai lỗ mũi nhỏ bên trong mũi cũng đã nhìn thấy được. Xương hàm đang phát triển vững chắc để bao bọc những chiếc răng sữa sau này của bé.
- Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé, nhờ đó mà mắt bé được bảo vệ an toàn.
- Tim bé đã hoàn thiện và có thể nghe được nhịp đập 180 lần mỗi phút . Nhanh hơn từ 2 đến 3 lần so với mẹ.
- Sau khoảng thời gian mang thai 10 tuần, lúc này, khi đi siêu âm, mẹ có thể quan sát được những cử động nhỏ của bé và cả lúc bé giật mình, cựa quậy.
- Ruột bé bắt đầu thực hành các hoạt động co giãn nhằm giúp bé tiêu hoá tốt sau khi bé được sinh ra.
- Và có một điều kì diệu là não của bé đã hoạt động và có sóng não rồi đấy. Bé lớn nhanh quá phải không mẹ?
Thay đổi ở mẹ bầu khi mang thai tuần 10
- Do ảnh hưởng của các nội tiết tố, vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn và các đốm nâu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở trên mặt. Đặc biệt sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới và sẽ mờ dần sau khi sinh bé.
- Sự gia tăng lượng máu trong cơ thể khiến bạn trở nên rạng rỡ hơn. Cuối cùng thì những cái mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho bạn trong những tuần qua sẽ dần biến mất. Nhường chỗ cho một làn da sáng đẹp hơn.
- Thông thường từ tuần thứ 10 trở đi, bạn không phải thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh vì chứng buồn nôn khó chịu nữa. Vì tử cung được nâng lên khỏi khung chậu, nhường chỗ cho bàng quang hoạt động nhiều hơn. Sờ vào bụng, bạn có thể cảm nhận được đỉnh tử cung hơi nhô lên. Cảm nhận này càng rõ khi bạn nằm trên giường và đang cảm thấy mắc tiểu.
- Cảm giác thai nghén vẫn còn, thậm chí khá nặng nề hơn cho thai phụ. Mẹ có thể bắt đầu thấy thèm ăn trở lại. Đây cũng là thời điểm thích hợp để thông báo với bạn bè và người thân về sự xuất hiện cuả bé yêu.
- Tuy nhiên, bạn vẫn dễ bị xúc động vì những điều vô cớ.
Những lưu ý cho mẹ bầu trong tuần mang thai này
- Không chơi các môn thể thao nguy hiểm, cần nhiều sức lực và tăng nguy cơ làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé như lặn, leo núi, du lịch đến những vùng cao. Tốt hơn hết bạn nên vận động vừa phải, không làm việc và vận động quá mức cho đến khi sinh bé. Thay vào đó, hoạt động thể chất vừa phải với thời gian 30 phút/ngày được xem là an toàn và có lợi cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
- Hãy bắt đầu viết nhật ký cho con. Những dòng nhật ký này sẽ giúp bạn và bé ôn lại những ký ức ngọt ngào thời thơ ấu. Đây là thời gian thú vị dẫu rằng nó có vẻ kéo dài lâu nhưng sau này bạn sẽ ngạc nhiên là nó đã qua thật nhanh.
- Thận trọng với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi.
Mặc dù hầu hết phụ nữ có thể sinh hoạt tình dục một cách an toàn trong suốt thai kỳ. Nhưng tốt nhất là mẹ vẫn nên thận trọng. Tránh tuyệt đối nếu mẹ có nguy cơ sinh non, nhau tiền đạo…
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Theo theAsianparent Singapore
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Xem thêm:
- Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 10 thai kỳ
- Biến chứng thai kỳ các mẹ bầu cần theo dõi!
- Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 11 thai kỳ
- Cách tính giới tính thai nhi từ tuần thứ 11 bằng phương pháp Nub
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!