Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới là hiện tượng mà nhiều thai phụ gặp phải. Nhưng đó có phải là hiệu tượng đáng quan ngại hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức:
- Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới – Nguyên nhân là gì?
- Cách giảm cơn đau bụng dưới hiệu quả tại nhà
- Dấu hiệu đau bụng dưới thế nào phải đi gặp bác sĩ?
- Bảo vệ thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai – Những điều phải làm
- Ý kiến bác sĩ ra sao?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới – Nguyên nhân là gì?
Bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 hay bất cứ tháng nào trong thai kì đều có nguyên nhân cụ thể của nó mà thai phụ cần biết rõ để an tâm hơn trong quá trình mang thai. Ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ hai (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6), theo bác sĩ Carolyn Kay đến từ Upstate Medical University, hiện tượng đau bụng dưới có thể đến từ việc giãn cơ và dây chằng. Cụ thể, càng về sau những tháng cuối thai kì, các cơ và dây chằng hỗ trợ tử cung sẽ căng ra khi bụng bầu nở ra. Mẹ bầu có thể cảm thấy đau âm ỉ khắp bụng hoặc đau nhói ở một bên bụng. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai phụ đứng dậy, ra khỏi giường, đi tắm, hoặc qua một cơn ho.
Xem thêm:
Cách giảm cơn đau bụng dưới hiệu quả tại nhà
Đau bụng ở tháng thứ 6 là một hiện tượng phổ biến ở thai phụ và tình trạng đau bụng này thường sẽ tự khỏi nếu ở dạng nhẹ. Một vài trường hợp, thai phụ có thể dùng một số loại thuốc để giảm bớt sự khó chịu nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, một vài biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng đau bụng dưới tại nhà:
1. Nghỉ ngơi: Bất cứ lúc nào thấy cơn đau ập tới hãy dừng các công việc đang làm và cho phép mình nghỉ ngơi để con đau qua đi. Đừng cố ép bản thân làm việc vì nghĩ đó chỉ là cơn đau bụng thoáng qua.
2. Sử dụng miếng đệm nhiệt: Bầu tháng thứ 6 bị đau bụng dưới là do nguyên nhân căng cơ và dây chằng. Sử dụng miếng đệm nhiệt giúp làm giãn nở các cơ từ đó giảm kích thích hệ thần kinh và giảm dần cơn đau.
3. Xoa bóp bụng bằng các kỹ thuật massage: Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau để giảm bớt cơn đau
4. Tập thể dục: Áp dụng các bài tập thể dụng nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu đặc biệt là các bài tập kéo giãn cơ, đứng lên ngồi xuống từ từ để giảm các cơn đau dây chằng tròn.
5. Tư thế khi ho, hắt hơi: Khi ho hoặc hắt hơi, mẹ bầu hãy cúi người xuống một chút để giảm áp lực lên đây chằng tròn của mình.
Dấu hiệu đau bụng dưới thế nào phải đi gặp bác sĩ?
Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới sẽ rất nguy hiểm nếu đi kèm với các biểu hiện sau. Mẹ bầu cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện kiểm tra:
1. Chửa ngoài dạ con: Đau bụng dữ dội kèm xuất huyết đen lợn cợn như bã cà phê. Bên cạnh đó còn kèm các hiện tượng đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi…
2. Nguy cơ doạ sảy và sảy thai: Nếu mẹ bầu bị đau từng cơn và càng lúc càng nhiều hơn kèm theo ra máu từng cục, mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Xem thêm:
Mẹo đơn giản tại nhà giúp mẹ giảm phù chân khi mang thai tháng thứ 5
Bảo vệ thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai – Những điều phải làm
Bên cạnh hiện tượng đau bụng dưới, giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 cũng có nhiều vấn đề mà mẹ bầu cần phải theo dõi thường xuyên. Nhưng điều quan trọng là phải áp dụng những quy tắc để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé trong thời gian này.
1. Ăn uống lành mạnh
2. Khám thai định kì và làm theo chỉ định của bác sĩ
3. Vận động thể lực
4. Nằm ngủ ngiêng về bên trái
5. Đảm bảo an toàn trong sinh hoạt hàng ngày
6. Tập các bài tập thể dục dành cho mẹ bầu
Đau bụng ở tháng thứ 6 là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều phải trải qua. Hiểu rõ được nguyên nhân của hiện tượng này sẽ giúp các mẹ đỡ hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, với những mẹ bầu vốn có thể trạng yếu hoặc bệnh mạn tính thì luôn luôn cần được theo dõi thường xuyên từ chính bản thân và người nhà để có những phản ứng kịp thời trong các tình huống cấp bách. Và các mẹ hãy ghi nhớ một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ luôn là giải pháp tốt nhất để mang lại sức khoẻ cho mẹ và bé ở bất cứ giai đoạn nào của thai kì.
Ý kiến bác sĩ ra sao?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Đau bụng khi mang thai là điều mà các mẹ bầu thường xuyên gặp phải. Nếu vào tháng thứ 6 của thai kì, mẹ bầu xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới thì không nên chủ quan, cần tìm hiểu nguyên nhân để có thể thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi trong tử cung tạo nên những tác động làm kéo căng dây chằng bên trái vùng bụng dưới, gây ra những cơn đau và có khi cơn đau này kéo lan tới tận háng. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là một triệu chứng thông thường của thai kỳ gặp phải ở mọi phụ nữ.
Trong một số trường hợp, triệu chứng đau quặn bụng dưới từng cơn vào giai đoạn này thường gặp ở những mẹ bầu từng bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Cơn đau xảy ra do sự xuất hiện của khối u khiến mẹ bầu đau bụng dưới quằn quại rồi giảm dần. Không những vậy, đau bụng dưới còn là dấu hiệu của tiền sản giật, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiểu,… Các nguyên nhân này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Vì vậy, khi xuất hiện đau bụng dưới vào tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ bầu không nên chủ quan, cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, tìm nguyên nhân và xử trí phù hợp.
Nguồn thông tin: Low belly pain when pregnant: Causes and treatments – Medicalnewstoday.com
Xem thêm:
- Mẹ bầu nên tránh ngay những loại thực phẩm này nếu không muốn mất con
- Dành cho các mẹ làm IVF – Nên ăn gì sau chuyển phôi?
- Quan hệ sau sinh 2 tháng có thai không và những điều chị em cần lưu ý
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!