Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu nguyên nhân thường là do phôi thai đang được cấy vào trong tử cung. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, mẹ nên đi kiểm tra sớm nhất có thể.
- Mang thai tháng đầu tiên – Mẹ bầu cần chăm sóc mình như thế nào?
- Mang thai tháng đầu tiên – Mẹ bầu cần tránh xa những điều này
- Một số triệu chứng mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Mang thai tháng đầu tiên – Mẹ bầu cần chăm sóc mình như thế nào?
Với các mẹ ở đầu thai kỳ, đặc biệt là các mẹ lần đầu có con, đây ắt hẳn là giai đoạn có nhiều ý nghĩa. Có biết bao kiến thức mẹ cần tìm hiểu về hành trình mang thai của mình. Trong đó các vấn đề mẹ bầu cần quan tâm trước nhất, bao gồm:
Chăm sóc bản thân theo một chế độ phù hợp
Ngay khi biết mình có bầu, mẹ cần phải lưu ý kĩ lưỡng về các thói quen, nếp sinh hoạt của mình. Đặc biệt, mẹ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần ăn đủ chất, chú trọng đến các thực phẩm giàu forlic, vitamin B6, sắt và can xin. Đây là những chất cần thiết để giúp thai nhi phòng tránh được các dị tật bẩm sinh về thể chất cũng như trí não.
Thai kỳ thứ nhất cũng là lúc mẹ sẽ phải đối mặt với vấn đề ốm nghén. Do đó hãy nghỉ ngơi thật nhiều, giải tỏa mọi căng thẳng và lo lắng để chào đón một mốc mới trong cuộc đời của mẹ bầu.
Bạn có thể chưa biết:
Tập thể dục vào thai kỳ
Nếu là người ngại thể dục, mẹ bầu hãy nghĩ đến lợi ích sức khỏe của bé và mẹ trong thời gian này làm động lực. Lựa chọn hình thức thể dục phù hợp vào thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu:
- Nâng cao độ dẻo dai của cơ thế. Do đó, giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén.
- Cho bị cho việc nâng đỡ em bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.
- Sinh nở theo phương pháp tự nhiên dễ dàng hơn.
- Không tăng cân quá mức vào thai kỳ.
- Hồi phục nhanh hơn sau khi sinh con.
- Chuẩn bị tinh thần cho vấn đề ốm nghén
Khi mang thai, mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu trong thai kỳ sẽ không giống nhau. Có người ốm nghén rất nặng nhưng cũng có người thậm chí không có bất kì một biểu hiện nào của ốm nghén. Nếu mẹ hiểu được cách để xử lý vấn đề này, mẹ bầu sẽ thấy quá trình mang thai trở nên nhẹ nhàng hơn.
Mang thai tháng đầu tiên – Mẹ bầu cần tránh xa những điều này
Trà hoặc cà phê
Ngay khi biết mình đang sắp chào đón một sinh linh bé bỏng, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh những loại thứ uống này. Cafein hoàn toàn không tốt đối với một thai nhi. Nếu trong trường hợp bất khả kháng, 200ml/ngày là lượng tối đa mẹ bầu được phép uống.
Các loại bim bim, snacks
Trong loại đồ ăn này có chứa một hàm lượng muối và mì chính rất cao. Mẹ nên hạn chế và kiêng được hoàn toàn là tốt nhất.
Kem dưỡng da
Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh các loại kem dưỡng da có chứa các chất làm trắng và thủy ngân. Đây là những chất hóa học có thể gây ra dị tật cho thai nhi.
Thuốc uống
Sau lần khám thai đầu tiên, mẹ cần chắc chắn bất kỳ loại thuốc nào cũng phải có đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị ốm trong thai kỳ, tuyệt đối không tự tiện mua thuốc uống mà nên đi khám để được điều trị thích hợp.
Một số triệu chứng mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Tâm trạng thất thường
Vào thời gian này, các mẹ sẽ thấy mình rất dễ cáu giận. Mẹ bầu trở nên nhạy cảm một cách vô lý (dưới con mắt của mọi người). Tâm trạng của mẹ sẽ lên xuống thất thường một cách kỳ lạ. Đôi khi mẹ bầu có thể khóc vì những chuyện không đâu vào đâu.
Đau nhức bầu vú
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có những điều khác lạ do thay đổi của hoóc môn. Ngực mẹ to hơn, bầu vú đau nhức như trong giai đoạn hành kinh. Đầu vú cũng có màu sẫm hơn. Ngực trở nên mềm do lượng hoóc môn giới tính của mẹ bầu đang ngày càng tăng lên.
Bạn có thể chưa biết:
Đi Khám Thai Lần Đầu: Mẹ bầu hãy chuẩn bị tinh thần cho những điều này
Chóng mặt đau đầu
Hầu như mẹ bầu nào cũng có triệu chứng này trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Vào lúc này, cơ thể đang cần sản sinh thêm máu để đi nuôi tế bào thai nhi đang được hình thành. Do đó, đây là hiện tượng phổ biến của nhiều mẹ bầu.
Mệt mỏi
Đây cũng là hiện tượng đặc trưng của tháng đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Cơ thể mình đang dốc sức để hình thành nhau bao bọc cho thai nhi. Vì thế cơ thể mẹ cần rất nhiều năng lượng cho quá trình. Từ đó, khiến các mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.
Rỉ máu âm đạo
Nếu thấy hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu, các mẹ đừng vội hoảng hốt lo lắng. Nếu không có các dấu hiệu bất thường kèm theo, hiện tượng này chỉ là do phôi thai đang được cấy vào trong tử cung mà thôi.
Bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Thị Minh Tuyết – Trưởng Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết “Nếu đi kèm với hiện tượng ra máu khi mang thai là các triệu chứng như đau bụng, đau xương chậu hoặc đau vai. Thì mẹ nên đi kiểm tra sớm nhất có thể bởi đây có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này xảy ra khi trứng thụ tinh nhưng không cấy vào tử cung mà lại cấy vào một chỗ khác ngoài tử cung”.
Nguồn tham khảo: Hiểu đúng về tình trạng chảy máu khi mang thai – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park .
Xem thêm:
- Thiếu máu khi mang thai – Mẹ bầu cần lưu ý những điều gì?
- LÀM VIỆC NHÀ KHI MANG THAI: 8 điều mẹ bầu cần tránh
- THÁNG THỨ 6 CỦA THAI KỲ – 7 điều mẹ bầu cần nhớ kỹ