Mang thai sau tuổi 35 sẽ khó hơn ở tuổi 25, nhưng không phải là không thể. Để hiểu vì sao mang thai ở tuổi 35 khó hơn, bạn nên tìm hiểu về các rủi ro và tỷ lệ mang thai thành công.
Khả năng sinh sản và tuổi tác
Điều đầu tiên cần biết là phụ nữ, nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị vô sinh. Các cặp vợ chồng ở độ tuổi 20 có thể vô sinh như các cặp vợ chồng ở độ tuổi 40. Tuổi tác chỉ là một khía cạnh của khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, giả sử rằng khả năng sinh sản của một người phụ nữ là tốt. Điều duy nhất cần quan tâm là tuổi của cô ấy. Thời điểm tốt nhất để sinh sản ở hầu hết phụ nữ là trong độ tuổi 20.
Khoảng 32 tuổi, sự suy giảm khả năng sinh sản dần dần xuất hiện. Tỷ lệ thụ thai ở tuổi 33 sẽ không còn cao như ở tuổi 28. Ở độ tuổi 37, khả năng sinh sản bắt đầu giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để kết luận khả năng sinh sản thấp có phải do vợ chồng có quan hệ tình dục ít hơn không. Một nghiên cứu trên 782 cặp vợ chồng đã xem xét tỷ lệ thụ thai dựa trên ngày quan hệ tình dục trước khi rụng trứng.
Những người phụ nữ đã sử dụng biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản để theo dõi ngày rụng trứng và phát hiện:
- Đối với mọi phụ nữ, hai ngày trước khi rụng trứng là ngày dễ thụ thai nhất
- Đối với phụ nữ từ 19 đến 26 tuổi, quan hệ tình dục ngày dễ thụ thai nhất có 50% cơ hội mang thai.
- Với phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi, tỷ lệ chỉ còn 29%
Nguy cơ dị tật bẩm sinh và sảy thai khi mang thai sau tuổi 35
Tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ của các vấn đề di truyền.
- Ở tuổi 25, 1 trong 1.250 phụ nữ sẽ sinh ra một đứa trẻ mắc Hội chứng Down.
- Ở tuổi 30, rủi ro là 1 trên 952.
Đến tuổi 35, nguy cơ là 1 trên 378.
Nguy cơ sảy thai của bạn cũng tăng theo tuổi:
- Độ tuổi 20, khoảng 10% phụ nữ bị sảy thai
- Độ tuổi đầu 30, 12% phụ nữ bị sảy thai
- Đến sau 35 tuổi, 18% thai kì sẽ kết thúc do sảy thai
- Đến tuổi 40, tỷ lệ sảy thai đến 34%
Tỷ lệ điều trị sinh sản thành công ở tuổi 35
Bạn có thể nghĩ rằng khoa học đã phát triển thành công thụ tinh trong ống nghiệm, vậy tại sao phải lo lắng về tuổi. Càng lớn tuổi, cơ thể không đáp ứng những hormone của chính bạn, những hormone thúc đẩy rụng trứng. Do đó cơ thể cũng sẽ không đáp ứng tốt với hormone thuốc sinh sản.
Theo thống kê do Trung tâm kiểm soát dịch bệnh thu thập, tỷ lệ trẻ sinh ra thành công nhờ thụ tinh ống nghiệm giảm dần theo tuổi của người mẹ.
- 41,5% cho phụ nữ dưới 35 tuổi
- 31,9% cho phụ nữ từ 35 đến 37 tuổi
- 22,1% cho phụ nữ từ 38 đến 40 tuổi
- 12,4% ở phụ nữ tuổi từ 41 đến 42
- 5% cho phụ nữ từ 43 đến 44 tuổi
- 1% cho phụ nữ trên 44 tuổi
Tin tốt là buồng trứng không hoạt động tốt khi phụ nữ lớn tuổi, nhưng tử cung thì không ảnh hưởng do lão hóa. Phụ nữ trên 35 tuổi vẫn có thể thụ thai nhờ trứng của người hiến tặng. Không kể tuổi tác, bất kì phụ nữ nào thụ tinh nhân tạo nhờ trứng của người khác đều có 51% cơ hội mang thai.
Có cách nào để buồng trứng không bị lão hóa sau tuổi 35?
Sự thật là hiện tại không có chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị sinh sản nào được chứng minh có thể làm chậm quá trình lão hóa ở tuổi 35. Bổ sung DHEA có thể cải thiện tỉ lệ thụ thai trong ống nghiệm thành công ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Tuy nhiên, có nghiên cứu phát hiện hiệu quả của phương pháp này. Có nghiên cứu khác lại nhận thấy không có lợi ích gì. Thêm vào đó, bổ sung DHEA có thể gây mất cân bằng nội tiết tố.
Coenzyme Q10, hay CoQ10, cho thấy có hiệu quả cải thiện chất lượng trứng ở chuột già. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cho thấy hiệu quả trên con người.
Một chất hỗ trợ khả năng sinh sản mà mọi phụ nữ nên dùng, bất kể tuổi tác, là folate, hoặc axit folic. Bổ sung đủ folate giúp thai nhi tránh bị dị tật bẩm sinh và ngăn ngừa sảy thai.
Nếu bạn rất mong muốn mang thai sau tuổi 35, hãy đến bác sĩ để kiểm tra khả năng sinh sản. Mong rằng bạn và gia đình sẽ được chào đón một em bé khỏe mạnh thật sớm.
Xem thêm
- Mang thai sau 35 tuổi thế nào để an toàn cho cả mẹ và thai nhi?
- Liên kết giữa tuổi tác và sảy thai ở phụ nữ
- Ăn gì để thai nhi không bị dị tật – 10 thực phẩm giàu Folate cho mẹ bầu trong thai kỳ