Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh? Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con thứ hai?

Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, cơ địa của từng mẹ để quyết định thời gian sinh sớm hay muộn. Tuy nhiên, vẫn có thời gian chung mà hầu hết con thứ hai sẽ ra đời. Đọc bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Nếu sức khỏe của mẹ và con bình thường thì từ tuần 36 đến 40 là có thể sinh em bé. Một số những dấu hiệu chuyển dạ sinh con rạ bạn cần biết để sớm đến bệnh viện là: bung nhớt hồng, cơn gò tử cung xuất hiện, chảy nước ối và âm đạo có sự thay đổi.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh?
  • Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con rạ

Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh?

Nhiều mẹ thường lo lắng và sợ rằng thời gian sinh con rạ sẽ lâu hơn con so. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa của từng người để quyết định thời gian sinh sớm hay muộn. Nếu sức khỏe của mẹ và con bình thường thì từ tuần 36 đến 40 là có thể sinh em bé. Trường hợp sinh mổ, bạn hãy đến khám sớm để biết ngày dự sinh. Nếu đã sinh non ở lần đầu thì khả năng sinh non có thể tái diễn ở lần 2. Do đó, mẹ bầu cần trao đổi trước với bác sĩ để có những cách phòng ngừa tốt nhất.

Thời gian dự kiến sinh con rạ từ tuần 36 đến 40

Bạn có thể chưa biết:

Bầu con thứ 2 thường sinh sớm hay muộn hơn con đầu?

5 sự thật đáng ngạc nhiên về việc sinh con thứ 2

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con rạ

1. Bung nhớt hồng

Trong thời gian mang thai, luôn có một nút nhầy vững chắc ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo. Ngoài lớp cơ màng ối, thành tử cung, nút nhầy trên cũng là hàng rào bảo vệ chắc chắn cho thai nhi. Nó chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc các lực tác động từ bên ngoài vào buồng ối. Một khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy nhớt, có màu hồng sẽ bị bung và thoát ra cửa âm đạo. Đây là dấu hiệu cho biết thời gian chuyển dạ chuẩn bị bắt đầu.

2. Cơn gò tử cung xuất hiện

Ở tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy các cơn trằn khắp bụng lúc di chuyển hoặc cử động mạnh. Tuy nhiên, cảm giác này khá mơ hồ vì thời gian diễn ra ngắn, không gây đau đớn và tần suất ít. Chỉ khi bước vào tuần thứ 38 đến 40 trong thai kỳ, các cơn gò sẽ trở nên rõ ràng hơn với tần suất và cường độ tăng dần. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác đau nhiều hơn và vùng bụng bị căng cứng. Kết hợp với cách thở và rặn sinh đúng sẽ giúp quá trình chuyển dạ đưa ra thai nhi ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Ở lần sinh con rạ, mẹ bầu ít nhiều sẽ cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng và bớt lo lắng hơn. Điều này một phần được thừa hưởng từ kinh nghiệm đi sinh lần trước, một phần là do khả năng giãn nở, mềm ra nhanh chóng của tầng sinh môn và cổ tử cung. Do đó, thai phụ không còn phải chịu nhiều đau đớn vì các cơn gò tử cung.

Thêm vào đó, nếu phối hợp cách thở và rặn sinh nhịp nhàng cùng chu kỳ của các cơn gò, mẹ bầu không chỉ ít cảm thấy đau mà còn làm cho tốc độ chuyển dạ nhanh hơn. Nhờ vậy, em bé sớm được đẩy ra ngoài nhanh chóng.

Từ tuần 38 đến 40 trong thai kỳ, cơn gò sẽ trở nên rõ ràng hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Bật mí dấu hiệu mang thai con rạ chính xác nhất và sự khác biệt với khi mang thai con so

Giải đáp tường tận thắc mắc bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Chảy nước ối

Khi tác động của các cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên sẽ làm cho đầu thai nhi di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và ở vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, nơi màng ối mỏng và dễ vỡ nhất. Một khi màng ối vỡ, lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu đầu thai nhi xuống thấp chèn vào hoặc màng ối trượt lên nhau, dòng nước ối sẽ chảy rỉ ra hoặc bị chặn hoàn toàn.

Vỡ ối là một trong những tác nhân khiến  cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất nhiều và cường độ dồn dập hơn. Nếu sắp đến ngày dự sinh mà thai chưa có cơn gò, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật làm cho màng ối vỡ và nước ối chảy ra, kích thích cơn gò chuyển dạ xuất hiện một cách tự nhiên.

Vỡ ối là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và dồn dập hơn

4. Âm đạo có sự thay đổi

Đây là dấu hiệu chuyển dạ khách quan thông qua thăm khám bên trong âm đạo. Một số đặc điểm bạn cần lưu ý khi cổ tử cung có sự thay đổi là: cổ tử cung bị xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, đầu ối thai nhi được hình thành và ngôi thai có sự tiến triển sau mỗi cơn gò. Một khi đã có đầy đủ các điều kiện trên, mẹ bầu sẽ được thông báo thời điểm rặn sinh phù hợp với chu kỳ cơn gò, để tăng sự hiệu quả khi đưa em bé ra ngoài.

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã biết mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh. Giống như sinh con so, khi có các dấu hiệu sắp sinh, thai phụ cần đến bệnh viện ngay lập tức. Thậm chí, mẹ phải chuẩn bị mọi thứ xong xuôi từ trước vì thời gian chuyển dạ sinh con rạ có phần nhanh hơn con so. Thay lời kết, chúc cả hai sớm "mẹ tròn con vuông" nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le