Mang thai 6 tháng bụng vẫn nhỏ, liệu có khiến em bé sau này chào đời bị nhỏ người, còi cọc? Các chuyên gia cho rằng cân nặng và sự phát triển của thai nhi đúng chuẩn mới là điều quan trọng.
Thai nhi 6 tháng phát triển ở mức nào?
Thai nhi ở tháng thứ 6 sẽ có trọng lượng tăng dần từ khoảng 360gr-500gr và dài khoảng 26.7-30cm, kích thước tương đương với một quả bí ngô dài loại nhỏ.
Cũng trong giai đoạn này, cơ thể thai nhi sẽ có sự thay đổi, hoàn thiện hơn về xương cũng như các hình dạng khác. Lông mày, mí mắt của bé cũng bắt đầu xuất hiện, xương tai trong của bé hoàn thiện giúp thai nhi nghe được hầu hết mọi âm thanh bên ngoài tử cung.
Bé có lớp lông tơ khá tốt trên cơ thể và các nếp nhăn trên da, nếp nhăn này sẽ giảm dần ở quý thứ 3 của thai kỳ, khi bé tích dần chất béo. Bên trong bụng tuyến tụy cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Kích thước bụng bầu tháng thứ 6 nên ở mức nào – Mang thai 6 tháng bụng vẫn nhỏ có đáng lo không?
Đây là giai đoạn mang thai 3 tháng cuối vì thế kích thước bụng bầu sẽ tăng lên vượt bậc. Đến tháng thứ 6 mang thai mẹ bầu cũng đã tăng được khoảng 4 – 6kg, do đó vòng bụng cũng tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, kích thước bụng bầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vóc dáng
- Cấu trúc xương
- Vị trí thai nhi
- Độ chắc của cơ
- Số cân mẹ tăng được
Kích thước bụng bầu không quyết định đến sự phát triển của thai nhi vì chủ yếu do cơ địa, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng khi bụng bầu không to được như các mẹ bầu khác, đặc biệt là các mẹ bầu thấp bé nhẹ cân.
Quan trọng nhất vẫn là thai nhi có đạt mức cân nặng chuẩn hay không thì dù bụng mẹ bầu có hơi nhỏ cũng không sao cả.
Những nguyên nhân có thể khiến bụng bầu mẹ nhỏ
Như đã nói ở trên, có nhiều yếu tố để ảnh hưởng tới kích thước bụng bầu khiến một số mẹ dù mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2,3 nhưng bụng vẫn nhỏ. Ngược lại có những người mới mang thai 3-4 tháng đã lộ bụng rất nhiều.
Ngoài yếu tố như đã nói ở trên, còn có một số nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu mẹ ở tháng thứ 6 nhỏ hơn những người khác, chẳng hạn như.
1. Mẹ mang thai lần đầu
Khi đang mang thai con đầu lòng, cơ bụng của bà bầu vẫn còn nhỏ gọn. Bởi vậy những phụ nữ mang thai con so thường có bụng bầu nhỏ hơn. Sau khi bé chào đời, hệ cơ này tiếp tục phát triển khiến vòng bụng của chị em lớn hơn. Lần mang thai tiếp theo sẽ làm bụng bầu tăng kích thước nhiều hơn.
2. Nước ối làm bụng bầu thay đổi kích thước
Trong suốt thời gian của thai kỳ thì lượng nước ối sẽ thay đổi thường xuyên, thậm chí biến đổi cả theo giờ. Trong giai đoạn đầu mang thai, cơ thể bà bầu sản sinh lượng nước ối lớn. Thể tích nước ối sẽ tăng từ 50ml khi thai nhi được 4 -8 tuần tuổi đến 1000ml khi bé được 38 tuần. Chính vì thế, kích thước bụng bầu cũng thay đổi đáng kể.
Mang thai 6 tháng bụng vẫn nhỏ thì sẽ sinh ra con nhỏ bé, còi cọc?
Quan niệm của nhiều người cho rằng, con sinh ra lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào kích thước bụng của mẹ: Mẹ bụng lớn sẽ sinh con lớn, mẹ bụng nhỏ sẽ sinh con nhỏ. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn đâu nhé!
Rất nhiều trường hợp mẹ có vòng bụng nhỏ nhưng lại sinh con có cân nặng đúng chuẩn, trong khi nhiều mẹ có bụng lớn lại sinh con nhẹ cân.
Theo các chuyên gia, sinh con lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai và sự chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Nếu chuyển hóa không tốt, phần lớn chất dinh dưỡng sẽ chỉ tập trung ở mẹ, kết quả mẹ càng nặng nề, nhưng thai nhi lại nhẹ cân.
Vì vậy, mẹ đừng chỉ dựa vào kích thước vòng bụng dể dự đoán cân nặng thai nhi. Các buổi khám thai sẽ giúp mẹ biết chính xác những thông số này, từ chiều cao, cân nặng đến cả sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm:
- Mang thai tháng thứ 6 và 7 điều mẹ bầu cần nhớ kỹ
- Hình ảnh bụng bầu 6 tháng như thế nào? Thế nào là bụng nhỏ?
- Bụng bầu bắt đầu to từ tháng thứ mấy? Lưu ý cần nhớ khi bụng bắt đầu to
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!