Mang bầu tháng thứ 5 cơ thể mẹ và bé sẽ xuất hiện những thay đổi này!

Mẹ mang bầu tháng thứ 5 đã đi được hơn nửa chặng đường. Hành trình mang thai từ đây cũng dễ dàng hơn, tuy nhiên mẹ không nên vì thế mà chủ quan, vẫn cần phải hết sức chú ý trong mọi hoạt động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang bầu tháng thứ 5 nghĩa là mẹ bầu đang trải nghiệm tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Thời điểm này đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của thai nhi và cơ thể mẹ cũng có những thay đổi rõ rệt. Các cơn thèm ăn đang dần thay thế cho cơn ốm nghén. Vậy còn những thay đổi nào xảy ra với cơ thể mẹ bầu, em bé phát triển ra sao và mẹ cần phải lưu ý những gì? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết:

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tháng thứ 5 của thai kỳ
  • Sự phát triển của thai nhi
  • Vị trí và sự chuyển động của thai nhi
  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
  • Đâu là những dấu hiệu nguy hiểm?
  • Mẹ cần làm gì để phòng ngừa rủi ro?

Những thay đổi ở người mẹ khi mang bầu tháng thứ 5

  • Cân nặng: Chuẩn tăng cân được tính dựa theo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Nếu BMI của mẹ nhỏ hơn 25 thì số cân mẹ cần tăng trong tháng thứ 5 là 2 đến 4 kg. Nếu BMI từ 25 đến 30 thì mẹ chỉ cần tăng 1 đến 2kg và mẹ bầu chỉ được tăng dưới 1kg nếu chỉ số BMI của mình trên 30.
  • Thay đổi trọng lực: Trọng tâm của cơ thể thai phụ thay đổi khi bụng đang lớn dần, đôi khi còn có thể khiến mẹ cảm thấy mất cân bằng.
  • Khó thở: Tử cung đang phát triển gây áp lực lên cơ hoành, khiến việc thở trở nên khó khăn.
  • Nhức đầu, chóng mặt: Thay đổi nội tiết gây nên hiện tượng đau đầu, chóng mặt.
  • Mệt mỏi: Khi cơ thể hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thai nhi, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
  • Chuột rút ở chân: Thiếu vitamin, tăng cân, vận động quá nhiều hay quá ít tại thời điểm này có thể dẫn đến chuột rút ở chân.
  • Nghẹt mũi: Nồng độ estrogen tăng làm cho màng mũi mở rộng, do đó làm tăng lưu lượng chất nhầy và gây nghẹt mũi.
  • Táo bón: Sự gia tăng nồng độ progesterone gây ra sự di chuyển chậm của thức ăn qua ruột, dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón.
  • Chứng ợ nóng: Tử cung đang phát triển đẩy các axit trong dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng.
  • Đau lưng: Áp lực gây nên bởi trọng lượng của em bé lên vùng lưng dưới hoặc dây thần kinh tọa (chạy từ cột sống đến chân) gây ra đau lưng.
  • Tăng cảm giác ngon miệng: Lúc này cơn ốm nghén đã giảm, cảm giác thèm ăn sẽ tăng lên.
  • Đi tiểu thường xuyên: Tử cung đang phát triển gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến việc thường xuyên mắc tiểu.
  • Mất ngủ: Đau lưng, đi tiểu thường xuyên, chuột rút ở chân làm mẹ bầu mất ngủ.
  • Phù: Việc giữ nước trong cơ thể khiến chân, tay và mặt của thai phụ sưng lên.
  • Nướu chảy máu: Thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu có thể gây chảy máu nướu răng.

Mẹ có thể quan tâm:

Bầu 6 tháng ăn mực được không và ăn thế nào để an toàn cho thai nhi?

Những thay đổi sinh lý mà mẹ bầu sẽ trải qua

  • Bụng lớn dần rõ rệt:Lúc này bụng bầu có thể nhìn thấy được khá rõ và mẹ còn cảm thấy ngứa ngáy khi da bụng căng ra.
  • Bầu vú tăng kích thước: Tuyến vú bắt đầu sản xuất sữa, do đó bầu ngực của mẹ bầu trông to và đầy đặn hơn.
  • Sữa non:Một chút chất lỏng màu vàng bắt đầu chảy ra từ núm vú, đây là dòng sữa đầu tiên cho bé.
  • Rạn da:Tử cung đang phát triển gây nên những vết rách nhỏ ở các mô da, tạo ra vết rạn da.
  • Đường sọc nâu:Đường sọc chạy từ rốn đến vùng kín trở nên rõ rệt hơn.
  • Quầng vú và núm vúsẫm màu hơn: Các sắc tố da làm cho núm vú và khu vực xung quanh trông tối màu hơn.

Thay đổi cảm xúc khi mang bầu tháng thứ 5

  • Sự thay đổi tâm trạng:đây là kết quả của sự dao động nội tiết tố.
  • Căng thẳng:những suy nghĩ về việc làm mẹ và lo lắng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị căng thẳng.
  • “Não cá vàng” khi mang thai:Do sự dao động của nội tiết tố, thai phụ thường dễ quên mọi thứ trong thời gian này.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Ở tháng thứ năm của thai kỳ, bé yêu sẽ hát triển từ kích thước của củ khoai tây thành quả chuối.

Cân nặng của bé: bé nặng khoảng 140 đến 300g

Chiều dài của bé: bé sẽ đạt 13 đến 25,6cm (CRL) trong khoảng từ 17 đến 20 tuần. Từ tuần 20, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến mông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dưới đây là sự phát triển của từng bộ phận trong cơ thể của bé:

           Bộ phận cơ thể

                         Mức độ phát triển

Da Vernix caseosa - một chất nhờn bao phủ và bảo vệ da.
Tóc Bắt đầu mọc trên đầu.
Lông tơ Một lớp lông tơ mịn bao phủ cơ thể.
Mắt Lông mày, lông mi và mí mắt bắt đầu xuất hiện.
Tim Nhịp tim theo một chu kỳ hàng ngày được gọi là nhịp sinh học.
Dây thanh quản Phát triển
Tai Ống tai phát triển đầy đủ và thai nhi bắt đầu nghe được âm thanh.
Bộ phận sinh dục Ở các bé gái, buồng trứng phát triển khoảng 7 triệu oogonia, tạo ra các tế bào trứng nguyên phát.
Thần kinh Được bao phủ bởi một mô gọi là myelin.
Ngón tay Dấu vân tay được phát triển.

Mẹ có thể quan tâm:

Bầu 7 tháng em bé nặng bao nhiêu là chuẩn?

Vị trí và chuyển động của thai nhi trong tháng thứ 5

Vị trí: Em bé có rất nhiều không gian trống bên trong bụng mẹ để di chuyển. Do đó, lúc này bé không ở một vị trí cố định trong bụng mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuyển động: Mẹ có thể cảm nhận được một chút chuyển động của em bé vào thời điểm này, giống như cảm giác rung rinh trong dạ dày vậy. Những người làm mẹ lần đầu có thể không nhận ra điều này và nhầm tưởng đây là do dạ dày bị đầy hơi.

Chế độ ăn uống cho bà bầu trong tháng thứ 5

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà mẹ bầu phải thêm vào chế độ ăn uống của mình:

  • Thêm nhiều rau lá xanh, bánh mì, sữa, cá mòi và ngũ cốc tăng cường giàu Canxi. Những thực phẩm này giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và răng cho bé. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 1000mg canxi / ngày.
  • Sắt giúp sản xuất các tế bào hồng cầu. Liều lượng khuyến cáo là 27 mg / ngày. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, cá, rau lá xanh, trái cây khô, đậu, thịt lợn nạc và thịt bò là nguồn cung cấp khoáng chất này một cách dồi dào.
  • Các bác sĩ khuyến cáo lượng axit Folic hàng ngày của một phụ nữ mang thai là 600mcg. Axit Folic giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh liên quan đến não và cột sống ở em bé. Mẹ hãy ăn nhiều rau có lá (rau bina, bông cải xanh, rau diếp romaine và cải xoăn), đậu thận, đậu lăng, các loại hạt, trái cây họ cam và đậu nành trong chế độ ăn của mình.
  • Vitamin D giúp thúc đẩy thị lực khỏe mạnh và củng cố xương và răng. Cá hồi và sữa là những nguồn tăng cường Vitamin D tốt. Lượng khuyến cáo là 600 IU mỗi ngày.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như các loại rau củ có màu cam hoặc vàng (khoai lang hoặc cà rốt), rau xanh, gan và sữa. Lượng khuyến cáo hàng ngày là 750-770mcg / ngày. Vitamin A giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và giúp thị lực khỏe mạnh.
  • Protein có nhiều trong thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, hải sản, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, đậu, sữa, và các loại hạt không ướp muối. Protein rất cần thiết cho cơ bắp và não.
  • Các thực phẩm giàu vitamin Cnhư trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua và bông cải xanh cũng cần được tăng cường trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Vitamin C làm cho nướu, răng và xương khỏe mạnh. Lượng khuyến cáo trung bình hàng ngày là 85mg.

Những thực phẩm cần tránh

Dưới đây là danh sách các thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi có thai 5 tháng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tránh xa thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín vì chúng có thể gây ra một loại bệnh truyền qua thực phẩm gọi là listeriosis
  • Không nên ăn các loại cá như cá kiếm, cá ngói, cá thu vua và cá mập vì chúng thường chứa hàm lượng thủy ngân cao.
  • Tuyệt đối tránh tiêu thụ hơn 200-300 mg caffeine mỗi ngày vì nó có thể dẫn đến sẩy thai.
  • Tránh sữa và phô mai không tiệt trùng.
  • Không thực phẩm có chứa gluten như lúa mì và lúa mạch. Thay vào đó, mẹ bầu nên sử dụng rau, trái cây, đậu, thịt gia cầm.
  • Tránh thực phẩm chiên rán và cay vì chúng có thể làm nặng thêm chứng ợ nóng

Mang bầu tháng thứ 5, dấu hiệu nào là nguy hiểm?

Nếu mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng như dưới đây cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ :

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu hoặc chuột rút nghiêm trọng
  • Sốt từ 38 độ trở lên, ớn lạnh
  • Đi tiểu đau hoặc ít
  • Nước tiểu màu sẫm
  • Nôn kéo dài hơn 24 giờ không giảm mà còn trở nên tồi tệ hơn
  • Chóng mặt
  • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch âm đạo có mùi hôi

Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa các rủi ro?

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mà thai phụ có thể thực hiện khi mang thai tháng thứ 5:

  • Tránh căng thẳng.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ
  • Tránh hút thuốc và uống rượu.
  • Hãy nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Duy trì vệ sinh răng miệng.
  • Duy trì tư thế đúng khi ngồi và thử các tư thế ngủ để có giấc ngủ thoải mái. Không ngồi hoặc đứng đột ngột vì nó có thể làm cho huyết áp giảm và dẫn đến ngất xỉu hoặc chóng mặt.
  • Uống vitamin dành cho bà bầu thường xuyên.
  • Không nâng vật nặng.
  • Chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ hơn.
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
  • Hãy thử đi bộ và các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ vùng chậu.
  • Mặc quần áo rộng, thoáng khí và mang giày dép thoải mái.
  • Tránh xa các hóa chất độc hại.

Khi mang bầu tháng thứ 5, mẹ có thể bắt đầu cân nhắc về nơi sinh và biện pháp sinh em bé. Nên tham khảo thông tin từ nhiều nguồn và lên kế hoạch về việc sinh con. Từ lúc này mẹ cũng nên dành thời gian đi chơi thư giãn. Cơ thể mẹ vẫn chưa nặng nề nên mẹ vẫn có thể đi du lịch. Mẹ mang đa thai hoặc có bất thường thai kỳ cần chú ý cẩn trọng hơn trong mọi hoạt động và nên dành thêm thời gian nghỉ ngơi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca