Ly thân ở chung nhà: Muốn tốt cho con hay kéo cả gia đình vào cuộc khủng hoảng tâm lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hôn nhân là chặng đường rất dài để đi cùng nhau suốt cuộc đời. Nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng may mắn có thể hoà hợp với nhau mãi mãi. Có rất nhiều sự chia ly vẫn hàng ngày, hàng giờ diễn ra, chuyện cắc cặp vợ chồng ly thân cũng không ít. Hãy tìm hiểu về vấn đề ly thân và những góc tối khi ly thân ở chung nhà nhé!

Ly thân ở chung nhà

Thực tế, có nhiều cuộc hôn nhân đang có vấn đề trầm trọng nhưng vì không muốn đổ vỡ ngay để tránh tổn thương cho con cái và ảnh hưởng đến danh dự, địa vị đang có. Trong trường hợp này, giải pháp sống ly thân được xem là tối ưu nhất đối với các cặp vợ chồng. Nếu “nguỵ trang” khéo léo, họ có thể vẫn duy trì được cuộc sống gia đình dù bên trong tình cảm đã “đường ai nấy đi”.

Ảnh minh hoạ

Ngoài bộ phận vợ chồng ly thân sống ở hai nơi khác nhau thì hiện nay còn có một số cặp vợ chồng chọn  sống “ly thân tại gia”. Nghĩa là họ vẫn sống chung một nhà, ăn cùng một mâm nhưng giường ai nấy ngủ, việc ai nấy làm. Hai người vẫn có trách nhiệm chung với con cái để che mắt người thân và mọi người xung quanh.

Góc tối của những cặp vợ chồng ly thân ở chung nhà

Chuyện của chị Lê Thu Ngà

Kể với chuyên gia tư vấn, chị Lê Thu Ngà (40 tuổi) cho biết hai vợ chồng chị đã “ly thân tại gia” gần 5 năm nay. Hai người không còn tình cảm với nhau nhưng không ly hôn vì lý do tôn giáo. Giải pháp cho cuộc sống hôn nhân bế tắc là ly thân ở chung nhà. Trên danh nghĩa, họ vẫn là vợ chồng sống cùng nhà nhưng kể từ ngày không còn chung giường, chồng chị bỏ mặc vợ con.

Ảnh minh hoạ

Một mình chị vật lộn để nuôi dưỡng con cái. Thậm chí từ ngày sống ly thân đến nay, anh ta còn chung sống với một phụ nữ khác như vợ chồng bên ngoài, thỉnh thoảng mới đi về với vợ con cho “phải phép” với gia đình hai bên. Anh ta bảo hai người sống ly thân nên mỗi người có quyền tự do trong các mối quan hệ cá nhân của mình. Nếu thích, chị cũng có thể tìm cho mình người đàn ông khác để “an ủi”.

Chuyện ly thân ở chung nhà của gia đình anh Lê Trung Kiên

Không vì lý do tôn giáo nhưng vợ chồng anh Lê Trung Kiên (45 tuổi) cũng không thể ly hôn vì lý do con cái và gia đình hai bên. Sống ly thân bên ngoài thì họ không có điều kiện do eo hẹp về kinh tế, khó khăn về chỗ ở nên đánh sống “ly thân tại gia”. Theo vợ anh, một khi tình cảm vợ chồng không còn thì ly hôn là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên điều chị chấp nhận cuộc sống ly thân là vì hai đứa con.

Ảnh minh hoạ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Thế nhưng khi ly thân, chồng chị lại đánh đồng việc đó giống như đã ly hôn. Không những chạy trốn trách nhiệm với con cái mà anh chồng còn để lại trong chúng một cái nhìn không tốt đẹp về hình ảnh người cha đáng kính. Chính cách sống của chồng chị đã tác động mạnh đến tâm lý của hai đứa con rất lớn. Dù bố mẹ nói không bỏ nhau, nhưng trong mắt chúng, bố đã bỏ mặc chúng và ngang nhiên vui thú bên người đàn bà khác. Kết quả là cả hai đứa con chị rơi vào trạng thái trầm cảm, sống tiêu cực. Bởi kể từ ngày căn nhà được ngăn ra làm đôi, mỗi người một “giang sơn”.

Ly thân cũng không đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa hai vợ chồng. Nghĩa là họ vẫn có đầy đủ  quyền và nghĩa vụ với con cái và tài sản chung. Việc quan hệ ngoài tình cảm và chung sống với người khác trong thời gian sống ly thân là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Mục đích, ý nghĩa của việc ly thân

Trong từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý thì ly thân là: việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt”

Như vậy, có thể thấy, ly thân là khi vợ và chồng có sự tách bạch về đời sống như là không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Trường hợp của bạn, tuy sống cùng một không gian nhưng những hoạt động trên vẫn tách biệt thì vẫn được coi là đang sống ly thân.

Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có những quyền và nghĩa vụ đầy đủ quy định trong luật hôn nhân và gia đình.

Mục đích và ý nghĩa của việc ly thân chính là một phương thức để các bên nhìn nhận lại mối quan hệ của mình. Khi mà cả hai có nhiều những suy nghĩ trái ngược và mâu thuẫn đôi khi tranh cãi trực tiếp không phải là cách giải quyết hay. Hãy cho nhau có những không gian riêng tư và thời gian để cả hai bình tâm, giảm thiểu những căng thẳng và tranh cãi, xung đột, tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra như bạo lực gia đình, ly hôn quá vội vàng…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng ly thân không chịu sự quy định của pháp luật nhưng nó cũng có nghĩa là sau khi ly thân, nếu như các bạn muốn quay lại thì không phải chịu bất cứ thủ tục nào.

Hãy thử cho nhau cơ hội thay vì ly thân ở chung nhà

Việc hai bạn không vội vàng ly hôn khi đã có những mâu thuẫn không thể dung hòa cho thấy các bạn cũng phần nào muốn nhìn nhận lại bản thân và muốn tìm cách giải quyết phù hợp hơn. Khi hai bạn quyết định đi tới hôn nhân, hẳn là đã có những nền tảng tình yêu, trách nhiệm rõ ràng không dễ gì có thể chối bỏ. Quan hệ hôn nhân không chỉ là quyền và trách nhiệm của mỗi bên giành cho nhau mà còn là với con cái, những người họ hàng hai bên…Vì vậy, nếu các bạn có thể bỏ qua quá khứ và tha thứ cho nhau, hãy dành cho đối phương cơ hội.

Sau quá trình ly thân và suy nghĩ về tình trạng hôn nhân, việc quyết định có quay lại hay không sẽ giúp bạn có được những quyết định quan trọng trong cuộc đời. Đừng nghĩ tới việc ly hôn chỉ vì cái tôi quá lớn và quá cố chấp, không ai chịu nhường nhịn và nhất là khi bạn vẫn có vương vấn, mong muốn xây dựng lại hạnh phúc gia đình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ly hôn nếu mọi chuyện không có gì tiến triển

Không phải trong trường hợp nào ly hôn cũng là một giải pháp xấu. Từ trường hợp của bạn, có thể thấy việc hai vợ chồng bạn không sinh hoạt chung nhưng vẫn sống cùng một nhà phần nào là vì lo nghĩ cho con, không muốn con phải chịu cảnh cha mẹ ly tán.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, duy trì cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc chỉ vì lý do “nghĩ cho con” chưa  bao giờ là một quyết định đúng đắn. Khi con bạn còn nhỏ, cháu có thể chưa hiểu hết mọi chuyện nhưng khi lớn lên, có nhận thức nhất định, cháu sẽ nhận ra tình trạng hôn nhân của bố mẹ.

Bố mẹ không có tình cảm nhưng vẫn sống chung chỉ vì con chỉ khiến con thêm áp lực, nặng nề hơn và không có niềm vui thực sự. Qua đó, bé sẽ có cái nhìn thiếu lạc quan về tình cảm gia đình, về cuộc sống.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi có quá nhiều mâu thuẫn, các bạn sẽ không tránh khỏi những cãi vã, khi không còn tình yêu, các bạn khó mà tránh được những phút sai lầm. Vì vậy, ly hôn trong trường hợp này sẽ là giải pháp tốt cho cả bố mẹ và con.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu