Cảnh báo: Giãn cách xã hội thời Covid-19 có thể là nguyên nhân tăng tỷ lệ lưu thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lưu thai: tiền sản giật, chảy máu nhiều khi vận động mạnh, sa dây rốn v.v Tuy nhiên, một loạt các nghiên cứu về sản phụ khoa mới đã tiết lộ rằng tình trạng lưu thai ngày càng gia tăng kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 3/2020. Nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ lưu thai là gì? Các nhà nghiên cứu tin rằng sự ngăn cản hoặc chậm trễ tiếp cận dịch vụ y tếcủa các bà mẹ mang thai do hạn chế của đại dịch có thể đã làm phát sinh các biến chứng trước khi sinh, đôi khi dẫn đến thai chết lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu thai là gì? Đây là hiện tượng thai nhi chết trong bụng mẹ từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Và cũng là một trong những biến chứng thai kì gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của các bà mẹ. Hiện nay các bác sĩ toàn cầu đã cảnh báo về xu hướng gia tăng các ca lưu thai, do dịch bệnh Covid-19 đã khiến cả bệnh nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu dễ bị tổn thương và có tác động sâu rộng hơn tưởng tượng.

  • Lưu thai là gì?
  • Nên làm gì khi phát hiện thai lưu
  • Các dấu hiệu cho thấy thai lưu
  • Tỷ lệ thai lưu tăng trong thời kỳ dịch Covid-19

Lưu thai là gì?

Lưu thai là hiện tượng thai nhi không may qua đời ngay trong bụng mẹ sau tuần thứ 20 của thai kỳ và ở lại trong tử cung trên 48 giờ. Có một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở cả những bà bầu khỏe mạnh, với nguyên nhân không thể tìm thấy được. Nếu thai chết lưu ở số tháng càng cao thì thời gian lưu lại tử cung càng ngắn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lưu thai: tiền sản giật, chảy máu nhiều khi vận động mạnh, sa dây rốn v.v Tuy nhiên, một loạt các nghiên cứu về sản phụ khoa mới đã tiết lộ rằng tình trạng lưu thai ngày càng gia tăng kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 3/2020. Nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ lưu thai là gì? Các nhà nghiên cứu tin rằng sự ngăn cản hoặc chậm trễ tiếp cận dịch vụ y tếcủa các bà mẹ mang thai do hạn chế của đại dịch có thể đã làm phát sinh các biến chứng trước khi sinh, đôi khi dẫn đến thai chết lưu.

Bài viết liên quan:

Bật mí các tháng tốt nhất để sinh con năm 2022 Nhâm Dần

4 cách tính tháng thụ thai sinh con trai năm 2021 chuẩn không cần chỉnh

Nên làm gì khi phát hiện thai lưu

Việc các mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng thai chết lưu là một cú sốc rất lớn về tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên mẹ bầu nên cố gắng bình tĩnh và ổn định lại tinh thần để tiến hành can thiệp đưa thai ra ngoài để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nếu thai nhi nhỏ: Khi siêu âm nếu bác sĩ không phát hiện tim thai hoặc nhịp tim thai thì bác sĩ sẽ hẹn lại lịch khám cho mẹ bầu sau từ 3 đến 7 ngày. Vì lúc này thai nhi còn rất nhỏ nên việc xác định tim thai và đánh giá thai lưu sẽ rất khó khăn.
  • Nếu thai nhi lớn: Việc nhận được tin mình bị thai lưu là cú sốc tâm lý vô cùng lớn cho mẹ bầu và cả gia đình. Chính vì thế khi có kết quả bác sĩ sẽ giải thích, tư vấn và trấn an tâm lý của mẹ bầu lẫn gia đình. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về việc can thiệp để đưa thai nhi ra ngoài nhằm đảm bảo sức khoẻ của mẹ và đưa mẹ đi thực hiện các xét nghiệm như chức năng đông máu, nhóm máu, bệnh mãn tính,...

Các dấu hiệu cho thấy thai lưu

Sau đây là một số dấu hiệu để xác định cho tình trạng thai lưu mà mẹ bầu nên chú ý trong suốt quá trình mang thai:

  • Âm đạo ra máu: Bất kỳ chất dịch nào được tiết ra từ âm đạo thì mẹ bầu đều không nên bỏ qua vì đây có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau như nhiễm trùng tử cung, thai lưu, viêm niệu đạo,... Nếu mẹ bầu thấy âm đạo tiết ra máu có màu đỏ thẳm và kèm dịch thì nên đến ngay trung tâm y tế để tiến hành kiểm tra nhé.
  • Đau bụng nhẹ đến nặng: Nếu mẹ bầu xuất hiện tình trạng ra máu và đau bụng thì có thể mẹ đã bị thai lưu.
  • Không thể phát hiện tim thai: đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thai nhi đã chết lưu.
  • Chóng mặt, sốt cao
  • Đau lưng mạnh kèm chuột rút

Tỷ lệ thai lưu tăng trong thời kỳ dịch Covid-19

Jane Warland, một nữ hộ sinh tại Đại học Nam Úc ở Adelaide, tâm sự với tờ Nature: “Những gì chúng ta làm có thể đã gây ra sự gia tăng đột biến của các ca lưu thai bên cạnh việc cố gắng bảo vệ các phụ nữ mang thai khỏi dịch Covid-19."

Khẳng định này dựa trên việc đánh giá các nghiên cứu ở một số báo cáo quốc tế gần đây từ các quốc gia bao gồm Ấn Độ, Nepal, Anh và Scotland.

Vào tháng 8, tạp chí sức khỏe toàn cầu The Lancet đã công bố một nghiên cứu với dữ liệu từ hơn 20.000 bà mẹ tương lai tại 9 bệnh viện ở Nepal. Các bác sĩ ở đó đã ghi nhận sự gia tăng 50% số ca thai chết lưu: từ 14 trên 1.000 ca sinh trước đại dịch lên 21 trên 1.000 vào cuối tháng 5. Họ phát hiện ra rằng tỷ lệ này tăng đột biến trong tháng đầu tiên của đại dịch, khi cư dân gần như hoàn toàn bị cách ly trong nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trưởng nhóm nghiên cứu Ashish KC tại Đại học Uppsala của Thụy Điển cho biết: Nepal đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong 20 năm qua về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ sơ sinh, nhưng vài tháng đại dịch đã làm giảm tốc độ đó.

Trên thực tế, tổng số ca thai lưu không thay đổi. Vậy thì, sự gia tăng của tỷ lệ lưu thai là gì? KC và các đồng nghiệp của ông chỉ ra rằng số ca sinh con trong bệnh viện đã giảm một nửa trong thời gian đại dịch, từ 1.261 ca sinh trung bình mỗi tuần trước khi khóa sổ xuống chỉ còn 651 ca.

Nước láng giềng lớn hơn của Nepal, Ấn Độ, cũng không khá hơn, theo một nghiên cứu khác trên The Lancet. Các bác sĩ ở đó đã báo cáo tỷ lệ thai chết lưu tăng, song song với tình trạng giảm 2/3 ca cấp cứu từ mẹ bầu - cho thấy có nhiều ca sinh hơn diễn ra ngoài bệnh viện, tại nhà hoặc các cơ sở không phải bệnh viện khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết liên quan:

Học ngay kinh nghiệm săn tiểu hoàng tử bách phát bách trúng

Có bầu thử que rụng trứng lên 2 vạch là có bầu thật hay chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở các bệnh viện tại Anh. Tại bệnh viện St George’s, thuộc Đại học London, các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã phát hiện tỷ lệ thai chết lưu tại đây đã tăng gấp 4 lần từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020, từ 2,38 lên 9,31 trên 1.000 ca sinh. Theo một phân tích trên tạp chí Nature, Scotland gần đó cũng không may gia nhập xu hướng đáng buồn này.

Theo tờ Nature, những hạn chế và nỗi sợ hãi về Covid-19 cũng đang ảnh hưởng đến các lĩnh vực y tế khác, với sự gia tăng đáng kể số ca tử vong do bệnh tim và tiểu đường.

Maimuna Majumder, một nhà dịch tễ học tại Trường Y Harvard, đã mô tả tình hình ảm đạm trên một tạp chí khoa học: “Bạn chết vì một bệnh khác không phải Covid-19, nhưng lý do bạn chết là vì hệ thống ban đầu được sử dụng để chăm sóc bạn không còn đủ mạnh nữa.”

(Nguồn: Theo tờ NYpost)

Xem thêm:

Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Sofia