Nỗi lo lắng ở trẻ khi tới trường và cách giúp con vượt qua nó

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lo lắng ở trẻ khi xa cách cha mẹ là hội chứng tâm lý khá phổ biến trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi­­. Bạn cần làm gì khi trẻ luôn cảm thấy lo lắng? Hãy làm theo những chiến lược sau để giúp trẻ vượt qua rào cản tâm lý .

Sự khởi đầu của việc trẻ học mẫu giáo là một cột mốc được dự đoán với nhiều niềm vui cùng sự phấn khích. Nhưng, nó cũng chứa đầy nước mắt. Theo Katrina Green, giáo viên giáo dục đặc biệt cho trẻ em trong chương trình Just Wee Two tại Brooklyn, New York: “Đối với trẻ, nỗi lo lắng đến từ việc chúng hoàn toàn không biết điều gì sẽ xảy ra”.

“Hầu hết trẻ phải mất ba đến bốn năm đầu để học các quy tắc và thói quen trong gia đình. Chúng hoàn xa lạ với những quy tắc, thói quen mới. Đối với cha mẹ, nỗi lo lắng đến từ việc sợ rằng con mình sẽ cảm thấy bị bỏ rơi”.

Cùng đọc và tìm hiểu những cách tốt nhất để trẻ vượt qua được sự lo lắng. Và cùng bắt đầu một hành trình mới tại trường học nhé.

Sự kiên định của cha mẹ

Nhiều bà mẹ đã thấy con có những phản ứng tiêu cực đối với việc đi học. Ngay lập tức đã quyết định đưa con ra khỏi lớp. Nhưng đó là một suy nghĩ không tốt. “ Nó làm đứa trẻ mất đi cơ hội học cách làm việc qua cảm xúc tiêu cực. Đồng thời tạo thành tiền lệ trốn tránh đối mặt với vấn đề cho trẻ.” Green nói.

Mẹ có thể ngồi học cùng con để bé cảm thấy an tâm hơn

Bên cạnh đó, sự kiên định của cha mẹ là chìa khóa khiến việc tới trường trở thành một phần trong thói quen mới của trẻ. Đơn giản như việc thường xuyên cùng con chuẩn bị đi học sẽ giúp bé cảm thấy mạnh mẽ hơn. Khi đón con vào cuối ngày, hãy củng cố niềm tin ở trẻ rằng bạn sẽ luôn quay lại đón bé giống như điều bạn nói. Nhờ vậy, mỗi ngày đi học của trẻ không còn là nước mắt và những lời chào buồn bã.

Giúp giáo viên hiểu con mình hơn

Thật lý tưởng nếu giáo viên của con bạn là một người ấm áp, chu đáo và có thể đoán biết được trẻ cần gì. Tuy nhiên cô ấy cũng hoàn toàn mới đối với bạn. Vì thế hãy chia sẻ những thông tin cần thiết để giáo viên và con bạn hiểu nhau hơn. Green chia sẻ: “ Việc biết những thông tin về cuộc sống của trẻ giúp tôi rất nhiều trong việc khiến trẻ làm quen với trường học”. Những thói quen về ăn uống, đi ngủ và vệ sinh của trẻ là các thông tin hết sức quan trọng. Bạn cũng nên quan tâm tới những màu sắc yêu thích của con, các trò chơi, loại nhạc bé thích,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy cố gắng tìm cách để giúp con và giáo viên hiểu nhau hơn

Những điều này sẽ giúp cha mẹ biết cách trấn an nỗi lo lắng ở trẻ mỗi khi chúng thấy lo lắng. Bên cạnh đó, bạn nên chia sẻ cho giáo viên về các vấn đề sức khỏe của trẻ. Chằng hạn như, dị ứng thực phẩm.

Cho trẻ mang một món đồ quen thuộc ở nhà tới trường

Để giảm bớt nỗi lo lắng ở trẻ và giúp chúng an tâm, bạn nên cho bé mang theo món đồ quen thuộc ở nhà. Đó có thể là một con búp bê hay chiếc chăn bé thích thậm chí ngay cả một cuốn sách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Green chia sẻ: “ Tôi đã từng gặp một đứa trẻ tham gia vào chương trình học của mình với đầy sự lo lắng. Bạn đầu chúng tôi khuyến khích cậu bé mang theo ảnh gia đình và những vật dụng ở nhà. Cậu ấy đã đem đến trường toàn bộ túi Wole Food với đầy những món đồ chơi”.

Những đồ vật thoải mái có vẻ như là những thứ khá nhỏ nhặt đối với bạn. Tuy nhiên, chúng lại đem lại cho trẻ cảm giác an toàn khi ở một nơi xa lạ. Theo Green: “ Trẻ em luôn cảm thấy cần có những món đồ vật quen thuộc ngay cả khi chúng không gặp vấn đề gì. Hoặc khi xuất hiện những thay đổi trong gia đình, chẳng hạn như có em bé hay chuyển chỗ ở,…

Đừng lén bỏ đi khi đưa trẻ đi học

Trẻ có thể sẽ cảm thấy sợ hãi nếu bạn đột nhiên biến mất. Theo Fran Walfish, bác sĩ tâm lý về trẻ em và gia đình, tác giả của cuốn The Parent Aware Aware chia sẻ: “ Sẽ phải mất tới 10 tuần để đứa trẻ hoàn toàn quen với việc ở lại trường mà không có mẹ. Cách bắt đầu tốt nhất để giúp bé quen với việc xa gia đình mẹ đến ngồi học cạnh con. Việc này sẽ giúp cho bé cảm thấy an toàn hơn trong môi trường mới”.

Ngoài ra, người mẹ cũng cần phát triển một thói quen tạm biệt dành cho bé. Đó có thể là bất cứ điều gì giữa mẹ và bé thỏa thuận. Chẳng hạn như, một cái ôm hay bắt tay kèm theo lời nhắn: “ Hẹn gặp lại nhé cá sấu nhỏ”. Khi bạn nói như vậy, bé sẽ không còn bị bận tâm bởi sự xuất hiện của mẹ. Thời điểm tốt nhất các mẹ nên rời đi là khi bé đang tham gia một hoạt động tại lớp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không nên so sánh con với những bạn khác

Đừng phạt trẻ và nói những điều tương tự: “Nolan đã không khóc khi mẹ nó rời đi”. “ Tôn trọng con là cách tốt nhất giúp cho hành trình tới trường của bé diễn ra suôn sẻ”, Green nói. Đừng lo lắng, vì cuối cùng con bạn sẽ vượt qua nỗi sợ hãi khi xa mẹ. Trẻ sẽ không khóc nếu như việc bố mẹ chúng rời đi trong lúc chúng chơi diễn ra nhiều lần.

Bố mẹ không nên so sánh con với các bạn khác

“Một số đứa trẻ khác thì cần khóc một lúc để tự vượt qua cảm xúc của mình. Không sao cứ để trẻ khóc một lúc nếu bé muốn. Một quá trình chuyển đổi trong giai đoạn trẻ đi học có thể mất nhiều tháng. Đặc biệt, khi nó trùng với thời điểm của kì nghỉ gia đình hay nghỉ lễ ở trường”. Nỗi lo lắng ở trẻ có thể nhanh chóng bị phá vỡ nếu cha mẹ thấu hiểu con mình.

Tránh xa những chuyến viếng thăm bất ngờ

Khi bạn đã để bé đi nhà trẻ, hãy chống lại sự cám dỗ để quay lại và xem bé ra sao. Bạn cũng đừng gọi điện thoại tới trường mỗi giờ để kiểm tra. Theo tiến sĩ Walfish: “”Nếu bạn luôn kiểm tra con, bạn sẽ gặp phải vấn đề con bạn liên tục yêu cầu sự xuất hiện của mẹ. Tốt hơn hết, các bà mẹ nên học cách tiếp cận qua giáo viên của con họ. Theo cách này, mẹ sẽ cảm thấy an tâm rằng con sẽ được chăm sóc tốt khi mình vắng mặt”.

Hãy tin tưởng giáo viên và tin tưởng chính mình. Tự tin rằng bạn đã đưa ra một quyết định đúng đắn trong việc chọn ngôi trường tốt nhất cho con.

Dùng những lời động viên để khích lệ trẻ

Mẹ cũng nên cố gắng nhắc nhở bản thân rằng: “ Đây là nơi tốt nhất cho con” hoặc “ Cho con học ở đây là quyết định đúng đắn. Mục đích để nhắc nhở bạn về lý do tại sao xa nhau lại tốt cho cả bạn và con. Sau đó, bạn tiếp tục lặp lại nó thường xuyên nếu bạn thấy cần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lời động viên của mẹ có tác dụng rất lớn tới tinh thần của bé

Trẻ em có thể cảm nhận được tâm trạng của bạn. Vì vậy, nếu như bạn căng thẳng, lo lắng , bé cũng sẽ cảm thấy như vậy. Luôn giữ bình tĩnh cùng sự lạc quan ngay cả khi bạn không thực sự vui vẻ. Hãy mang đến cho con sự an tâm. Theo Green, “ Mẹ nên nhắc nhở con rằng mình sẽ luôn trở về . Ở trường luôn có người đảm bảo cho bé sự an toàn”. Bắt đầu đi học trường mẫu giáo chắc chắn là một bước tiến tích cực cho cả bạn và con yêu.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

lantran