Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2019 theo quy định của Bộ Y Tế

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2019 với thứ tự tiêm phòng vắc-xin đầy đủ nhất bao gồm các loại vắc-xin trong danh sách Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế và các loại vắc-xin được tiêm dịch vụ tại các trung tâm tiêm chủng dành cho cha mẹ tham khảo.

1. Chương trình tiêm chủng năm 2019 có gì thay đổi mẹ có biết không?

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2019

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2019 có một số thay đổi đáng chú ý chính là

  • Từ năm 2019 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2019.
  • Triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6/2019.

Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quinvaxem là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất.

Lịch tiêm vắc xin ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Từ tháng 6/2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Sởi vẫn là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y tế xã.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Lịch tiêm chung cho trẻ sơ sinh 2019 theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng ở từng độ tuổi cụ thể

24h sau sinh

Tiêm viêm gan B, tiêm bắp, một mũi duy nhất.

Phản ứng sau tiêm có thể là đau, sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc.

Sau sinh (càng sớm càng tốt)

Bé cần được tiêm mũi Lao – BCG. Tiêm trong da, 1 mũi duy nhất (0,1ml).

Phản ứng sau tiêm: Sưng nơi tiêm, nổi hạch

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2 tháng tuổi

Mũi tiêm: Vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem: bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib. Tiêm vào bắp, mũi 1. Phản ứng sau tiêm: Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ C), quấy khóc, sưng nhẹ nơi tiêm.

Tiêm: Vắc-xin bại liệt OPV bằng đường uống, lần 1. Sau tiêm con có thể bị nhức đầu, tiêu chảy, đau cơ (hiếm gặp).

3 tháng tuổi

Mũi tiêm: Vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem, tiêm ở bắp, mũi 2. Hầu như bé không có phản ứng sau tiêm.

Tiêm: Vắc-xin bại liệt OPV, uống, lần 2.

4 tháng tuổi

Mũi tiêm: Vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Tiêm bắp. Mũi 3

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm: Vắc-xin bại liệt OPV. Uống. Lần 3

9 tháng tuổi

Mũi tiêm:  vắc-xin sởi đơn, tiêm dưới da, 1 mũi. Phản ứng tiêm có thể là bé sẽ bị đau, sưng nơi tiêm, sốt nhẹ từ 1-2 ngày.

18 tháng tuổi

Mũi tiêm: Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván DPT. Tiêm bắp và nhắc lại mũi 4.

Tiêm: Vắc xin sởi đơn, tiêm dưới da và tiêm nhắc lại.

Từ 12 tháng tuổi

Mũi tiêm: Vắc-xin viêm não Nhật Bản, tiêm dưới da. Gồm mũi 1, mũi 2 (2 tuần sau mũi 1), mũi 3 (một năm sau mũi 2). Sau tiêm con có thể bị đau, sưng nơi tiêm, quấy khóc và sốt nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Lịch tiêm chủng dịch vụ với nhiều loại vắc xin phòng bệnh hiện nay

Vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Pentaxim, Infanrix Hexa)

Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng

Ghi chú: Tiêm mũi 4 khi trẻ 15-18 tháng

Vắc-xin phòng não mô cầu BC (VA Mengoc BC)

Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 6 tháng trở lên

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tuần

Vắc-xin phòng tiêu chảy Rotarix

Mũi 1: Uống khi trẻ từ 6 – 15 tuần

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (nên trước 24 tuần)

Vắc-xin ngừa tiêu chảy Rotateq

Mũi 1: Uống khi trẻ từ 7.5 – 12 tuần

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng (nên trước 32 tuần)

Vắc-xin ngừa phế cầu (Synflorix)

6 tuần – dưới 7 tháng: 3 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 4 ít nhất 6 tháng sau mũi 3

7 tháng – dưới 12 tháng: 2 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 2 tháng

Trên 1 tuổi: 2  mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.

Vắc-xin phòng thủy đậu (2 mũi)

Tiêm khi trẻ trên 12 tháng

1-13 tuổi: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng

Từ 13 tuổi trở lên: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Vắc-xin sởi – quai bị – rubella (MMR)

Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 12 tháng

Mũi 2: Tiêm khi 4-6 tuổi

Vắc-xin viêm não Nhật Bản B

Mũi 1: Khi trẻ trên 12 tháng

Mũi 2: Tiêm 1-2 tuần sau mũi 1

Mũi 3: Tiêm 1 năm sau mũi 2

Lưu ý: Sau mũi 3 tiêm nhắc mỗi 3 năm một lần

Vắc-xin phòng cúm

Tiêm khi trẻ 6 tháng

Từ 9 tuổi trở lên thì tiêm 1 mũi/năm

Vắc-xin viêm gan siêu vi A (2 mũi)

Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng

Vắc-xin ngừa thương hàn (Typhim Vi)

Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 2 tuổi trở lên

Sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm/ lần

Vắc-xin ngừa não mô cầu AC (Meningo AC)

Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tuổi trở lên

Sau đó tiêm nhắc 3 năm/lần

Vắc-xin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở bé gái (3 mũi)

Mũi 1: Tiêm cho trẻ từ 9-26 tháng tuổi

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng

Mũi 3: Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng

4. Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi đưa

Tiêm hỗ trợ cũng chất lượng rất tốt

trẻ đi tiêm chủng

 

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.
  • Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vắc-xin cho trẻ.
  • Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vắc-xin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây thì cha mẹ đã nắm được lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2019 bộ Y Tế để chủ động đưa bé đi tiêm đúng lịch.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh