Lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế và những lưu ý quan trọng cha mẹ cần nhớ

Tiêm chủng chính là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả vì sẽ đưa 1 lượng vaccine vừa đủ hay còn được hiểu là đưa kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế theo lịch tiêm chủng mở rộng 2021 sẽ giúp ba mẹ theo dõi và đưa con đi tiêm phòng đầy đủ, bảo vệ con khỏi những bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của con. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải được tiêm phòng đầy đủ?
  • Những điểm mới trong lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế
  • Lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế cha mẹ cần phải nhớ
  • Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi tiêm phòng

Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải được tiêm phòng đầy đủ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Tiêm chủng chính là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả vì sẽ đưa 1 lượng vaccine vừa đủ hay còn được hiểu là đưa kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ là tiêu diệt virus, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu 1 thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.

Khám phá thêm:

Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Khi tránh được các bệnh truyền nhiễm, trẻ sẽ có nền tảng sức khỏe tốt để phát triển toàn diện, không bị các di chứng, dị tật ảnh hưởng đến thể chất và trí não. Ngoài ra, chi phí dành cho tiêm phòng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế khi trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn trẻ được thực hiện đầy đủ các mũi tiêm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con ngay từ khi lọt lòng thì việc nhớ lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế tại nơi sinh sống là 1 điều cần thiết.

Những điểm mới trong lịch tiêm chủng tại các cơ sở y tế

Bắt đầu từ tháng 6 năm 2019, lịch TCMR của Bộ Y tế đã có 1 số thay đổi đáng chú ý so với trước đây. Cụ thể là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thay thế vaccine Quinvaxem của Hàn Quốc bằng vaccine ComBe Five do Ấn Độ sản xuất
  • Triển khai vaccine bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV). Vaccine phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi
  • Lịch tiêm vaccine ComBe Five trong TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi được thực hiện vào thời điểm 2, 3, 4 tháng tuổi để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib
  • 1 mũi tiêm vaccine bại liệt trong chương trình TCMR sẽ được thực hiện vào lúc trẻ được 5 tháng tuổi. Loại vaccine này do hãng Sanofi - Pháp sản xuất, đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình TCMR
  • Lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế vẫn bao gồm cả mũi Sởi và được tiến hành khi con tròn 9 tháng.

Lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế cha mẹ cần phải nhớ

Tất cả các vaccine trong chương trình TCMR được tiêm miễn phí tại 100% các trạm y tế xã, phường vào các ngày tiêm chủng định kỳ hàng tháng. Quy trình tiêm chủng tại trạm Y tế cũng cần đảm bảo an toàn trước, trong và sau tiêm.

Đặc biệt, đối với vaccine BCG phòng bệnh lao chỉ được tiêm chủng tại trạm. Cha mẹ có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế theo các mốc thời điểm quan trọng cụ thể như sau:

Lịch tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi

Sau khi chào đời cho đến trước khi tròn 1 tuổi, trẻ sẽ trải qua 1 đợt tiêm phòng lớn nhất trong đời.

Tiêm vaccine đúng và đủ bảo vệ trẻ trước nhiều nguy cơ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

24 giờ sau sinh

Tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh. Thực hiện tiêm bắp, 1 mũi duy nhất. Phản ứng sau tiêm có thể đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm làm trẻ quấy khóc. Đó là phản ứng thông thường của cơ thể, không gây nguy hiểm và sẽ tự hết.

1 tháng tuổi

Thực hiện tiêm vaccine BCG phòng bệnh lao. Tiến hành tiêm trong da với 1 mũi duy nhất (0.1ml). Phản ứng của cơ thể sau tiêm có thể gặp là sưng tấy, nổi hạch tại vị trí tiêm. Không nên tiêm vaccine phòng lao sau khi trẻ đã được 1 tháng tuổi.

2 tháng tuổi

Tiêm lần 1- Vaccine 5 trong 1: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Nhiễm khuẩn do Hib (Viêm phổi/ Viêm màng não)

3 tháng tuổi

Tiêm lần 2 cho trẻ 3 tháng tuổi những mũi tiêm ở tháng thứ 2 theo đúng loại vaccine đã chọn.

4 tháng tuổi

Tiếp tục thực hiện tiêm phòng mũi thứ 3 cho bé phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ở tháng thứ 2 và thứ 3

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5 tháng tuổi

Tiêm vaccine bại liệt, 1 mũi duy nhất

9 tháng tuổi

Thực hiện tiêm lần 1 cho mũi tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Các mũi tiêm phòng khi trẻ 1 tuổi trở lên

12 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi, cha mẹ cần nhớ lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế xã, phường theo các mũi tiêm sau:

  • Tiêm vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 1
  • 2 tuần sau mũi 1: Tiêm vaccine mũi 2
  • 1 năm sau mũi 2: Tiêm vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 3.

Sau tiêm con có thể bị đau, sưng nơi tiêm, sốt nhẹ và quấy khóc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

18 tháng tuổi

Khi bé tròn 18 tháng tuổi trở lên, con sẽ cần thực hiện đầy đủ 2 mũi tiêm quan trọng vào thời điểm này là:

  • Vaccine phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván mũi 4
  • Tiêm vaccine Sởi – Rubella, tiêm dưới da và tiêm nhắc lại mũi sởi đơn lúc 9 tháng.

Cần theo dõi lịch tiêm chủng để cho bé tiêm đúng lịch

Lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế từ 2 tuổi

Từ 2 tuổi trở lên, ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến nghị các gia đình nên đưa con đến trạm y tế xã để thực hiện tiêm/uống vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

  • Từ 2 – 5 tuổi: Uống 2 lần vaccine phòng dịch Tả. 2 lần uống vaccine cách nhau 2 tuần
  • Từ 3 – 10 tuổi: Tiêm 1 mũi duy nhất vaccine Thương hàn.

Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi tiêm phòng

Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất, giúp quá trình tiêm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và phần nào an tâm hơn về những phản ứng sau tiêm.

Trước khi tiêm

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng
  • Không nên để con đói trước khi tiêm phòng vì bé có thể bị hạ đường huyết sau đó nhưng cũng tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no
  • Cho bé mặc trang phục đơn giản để bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình thực hiện các mũi tiêm
  • Chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng
  • Trước khi tiêm trẻ cần được khám sàng lọc để chỉ định phác đồ phù hợp. Vì vậy, phụ huynh nên trao đổi tình trạng sức khỏe của con (có bị bệnh gì không, có dị ứng hay đang dùng kháng sinh không) cho nhân viên y tế được biết.

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang sổ theo dõi khi tiêm phòng cho bé

Sau khi tiêm

  • Cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc theo dõi trẻ ít nhất 30 phút tại địa điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà 24 giờ sau tiêm
  • Cho bé quay trở lại cơ sở y tế để được thăm khám trong trường hợp trẻ có những phản ứng bất thường kéo dài sau tiêm như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái...
  • Khi trẻ sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của bé. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, đau – đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống nước nhiều, nếu còn bú, mẹ nên cho trẻ bú nhiều.

Chú ý theo dõi trẻ sau tiêm tại nhà

Trường hợp nhỡ lịch tiêm

Trên thực tế, có rất nhiều trẻ không được tiêm vaccine đầy đủ vì cha mẹ quên lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế hoặc các phòng tiêm dịch vụ. Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh, sốt trong ngày hẹn tiêm chủng nên phải hoãn mũi tiêm. Việc tiêm muộn và tiêm không đủ mũi vaccine sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm vì cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể phòng bệnh.

  • Theo khuyến cáo, khi phát hiện bé đã bị nhỡ lịch tiêm phòng, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục. Tùy theo loại bệnh truyền nhiễm, cán bộ y tế có thể sẽ khuyên phụ huynh vẫn cho trẻ tiêm bù mũi tiêm bị nhỡ
  • Với những bệnh cần tiêm phòng nhiều mũi thì việc tiêm xen kẽ vaccine miễn phí và vaccine dịch vụ không làm giảm hiệu quả phòng bệnh và không ảnh hưởng đến sự an toàn tiêm chủng cho bé. Vì vậy, trong trường hợp những mũi tiêm trong chương trình TCMR tại phường/ xã nơi minh sinh sống đang bị thiếu/ hết vaccine mà bé đã đến tuổi tiêm theo lịch thì cha mẹ có thể chọn vaccine dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian chờ vaccine TCMR.

Có vắc xin nào có thể hoãn trong mùa dịch Covid-19 không?

Có 4 loại vắc xin có thể tạm hoãn tiêm nếu khu vực bạn đang sống đang có nguy cơ dịch bệnh khó lường:

  • Vắc-xin viêm não mô cầu AC. Trẻ 2 tuổi bắt đầu được tiêm và cứ 3 năm cần tiêm nhắc lại một lần
  • Thương hàn: bệnh lây qua đường ăn uống và để hạn chế bệnh thì ba mẹ hãy đảm bảo cho bé ăn chín uống nước đảm bảo, giữ vệ sinh hằng ngày. vắc xin này nhắc lại 3 năm 1 lần
  • Viêm gan A: Bệnh cũng lây qua đường ăn uống nên trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, có thể tạm hoãn
  • Vắc-xin HPV: vắc xin có tác dụng phòng ung thư cổ tử cung, tuổi tiêm lý tưởng là từ 9 đến 13 tuổi. Việc trì hoãn tạm thời trong thời điểm này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tạm kết

Tiêm vaccine là một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất nhằm tạo ra sức đề kháng phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ. Bởi vậy, 1 trong những việc quan trọng mà cha mẹ cần nhớ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé là thường xuyên theo dõi những thay đổi về lịch TCMR của Bộ Y tế để bé được tiêm đầy đủ, đúng thời gian ngay tại các trạm y tế gần nhất. Việc tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bé ngay từ những năm tháng đầu đời, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của công tác TCMR và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nguồn thông tin: Có nên trì hoãn việc tiêm chủng trong đợt dịch Covid-19? - VNVC

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi