Tìm hiểu về láy máu gót chân cho trẻ - Quan trọng như thế nào và sẽ phát hiện được bệnh gì ở trẻ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực hiện lấy máu gót chân, hay còn gọi là sàng lọc sau sinh từ 24-72 giờ sẽ giúp các bác sĩ tầm soát một số bệnh lý di truyền, , giảm thiểu số lượng trẻ em bị chậm phát triển.

Tại sao cần phải xét nghiệm sàng lọc sơ sinh?

Sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân

Hiện nay, với trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, chính vì vậy nhu cầu nâng cao chất lượng dân số là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Có khá nhiều bệnh không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sơ sinh, do đó việc điều trị và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thực hiện sàng lọc sơ sinh nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa ảnh, và các bệnh bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số bệnh lý được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng phục hồi và phát triển bình thường cao.

Để xét nghiệm, theo nguyên tắc thì máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trẻ đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, thường thì các bác sĩ sẽ lấy máu ở gót chân bởi đây là bộ phận có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng để thực hiện xét nghiệm. Thêm vào đó, gót chân là bộ phận kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể bé nên khi lấy máu sẽ ít bị đau hơn.

Lấy máu gót chân phát hiện được những bệnh gì?

Lấy máu gót chân sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị sớm một vài bệnh lý ở trẻ như sau:

1. Thiếu men G6PD

Đây là bệnh di truyền do nhiễm sắc thể X bị dị dạng gây nên bệnh vàng da, nếu kéo dài sẽ gây nên các nguy cơ bệnh lý về não, có thể gây tử vong cao hoặc các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển… Nếu trẻ không bị biến chứng vàng da, thì qua giai đoạn sơ sinh, bệnh có thể bùng phát bệnh sau đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh

Đây cũng là căn bệnh di truyền nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bệnh này không phổ biến, khoảng 1 vạn trẻ mới có 1 bé mắc phải. Khi cơ thể mắc bệnh này, tuyến thượng thận không thể sản xuất hai hormone cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường của trẻ.

Mắc phải bệnh này có thể khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính. Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh kéo dài suốt đời, không có cách nào chữa dứt điểm và khi bé gái lớn lên sinh con thì phải sinh mổ.

3. Suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone ở giai đoạn sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lấy máu gót chân giúp phát hiện sớm các bệnh di truyền ở trẻ

Thực hiện như thế nào?

Việc thực hiện làm sàng lọc sơ sinh vô cùng đơn giản. Để làm sàng lọc sau sinh, đối với các bé sau sinh trong vòng 72 giờ sẽ được nhân viên y tế lấy máu gót chân của trẻ. Mỗi trẻ sẽ được lấy vài giọt máu cho lên giấy thấm khô chuyên biệt.
– Sau khi máu thấm khô, cho vào phong bì và gửi về trung tâm xét nghiệm quốc gia.
– Bệnh nhân có kết quả dương tính sẽ được điều trị trong vòng 15 ngày đầu sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lấy máu gót chân có nguy hiểm không?

Việc thực hiện sàng lọc sau sinh, lấy máu gót chân không gây nguy hiểm cho trẻ, chi phí không quá tốn kém mà mang lại hiệu quả lớn.

Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ sẽ phát triển được toàn diện, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể khiến bé bị khuyết tật hoặc tử vong.

Theo theAsianparent

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh