Ba mẹ đã biết cách giúp trẻ ngủ sâu không quấy khóc chưa?

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng, góp phần to lớn cho quá trình phát triển thể chất cho trẻ. Đồng thời, nếu trẻ ngủ sâu vào ban đêm thì ba mẹ cũng sẽ có giấc ngủ ngon, đảm bảo được sức khoẻ trong quá trình nuôi con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi này, trước hết ba mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân vì sao trẻ không thể đi vào giúp ngủ sâu, hay quấy khóc giữa đêm cũng với các thông tin hữu ích khác:

  • Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc
  • Vì sao trẻ hay quấy khóc, ngủ không sâu?

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng, góp phần to lớn cho quá trình phát triển thể chất cho trẻ. Đồng thời, nếu trẻ ngủ sâu vào ban đêm thì ba mẹ cũng sẽ có giấc ngủ ngon, đảm bảo được sức khoẻ trong quá trình nuôi con. Để trẻ sơ sinh có được giấc ngủ sâu, Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long lưu ý ba mẹ những điều sau:

1. Những điều cần chuẩn bị cho giấc ngủ của trẻ

  • Cho trẻ ăn nó trước khi ngủ để loại trừ nguyên nhân trẻ bị đói giữa đêm. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn quá no vì trẻ sẽ dễ căng/ tức bụng từ đó sinh ra khó chịu, khó vào giấc ngủ.
  • Đảm bảo không gian khu vực ngủ của trẻ yên tĩnh, bình yên để trẻ không bị giật mình bởi tiếng động ồn ào.

(Nguồn: Freepik)

  • Bố trí khu vực ngủ với ánh sáng dịu, có thể hơi tối để trẻ tập phân biệt ngày và đêm. Khu vực ngủ có thể bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp, thoáng mát hoặc ấm áp tuỳ vào thời tiết.
  • Sắp xếp giường với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.

Xem thêm:

Có nên cho trẻ 3 tháng tuổi bú đêm để đảm bảo đủ cữ sữa trong ngày?

2. Tập thói quen ngủ cho trẻ

Trước khi tập thói quen ngủ cho trẻ, chính ba mẹ phải là người quan sát và tập nhận biết dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ. Trong 8 tuần đầu sau sinh trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục. Nếu trẻ có các dấu hiệu chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt thì phụ huynh cần biết đó là thời gian cần chuẩn bị cho trẻ đi ngủ. Ngoài việc chuẩn bị khu vực ngủ như trên, về lâu dài, để giúp trẻ ngủ sâu, cha mẹ nên tập cho trẻ các thói quen sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm: Một số trẻ sơ sinh đã có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ nên khi ra đời cũng duy trì trạng thái đó. Ba mẹ chỉ có thể bắt đầu dạy lại thói quen ngủ khi trẻ được 2 tuần tuổi. Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt. ba mẹ nên dùng nhiều cách để làm trẻ phân tâm khỏi cơn buồn ngủ như nói chuyện và hát cho trẻ, giữ các tiếng ồn tự nhiên vào ban ngày như tivi, radio. Ngoài ra, nên tập cho trẻ làm quen với ánh sáng mặt trời để trẻ biết đó là ban ngày. Khi trẻ có dấu hiệu thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy. Ngược lại khi về đêm cần giữ yên lặng tuyệt đối, giữ phòng tối để trẻ biết đây là khoảng thời gian để ngủ.

(Nguồn: Freepik)

  • Dạy trẻ tự ngủ: Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,... Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ. Ngoài ra, ba mẹ có thể tập cho trẻ ngủ một giờ cố định, tốt nhất vào khoảng 8 giờ tối để tạo nếp ngủ cho trẻ. Về lâu dài cũng thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.

Vì sao trẻ hay quấy khóc, ngủ không sâu?

Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng trẻ vẫn không thể ngủ sâu, bố mẹ nên tiếp tục theo dõi và quan sát các biểu hiện khác của con vì trẻ có thể không ngủ được do những nguyên nhân trẻ không ngủ sâu sau:

1. Nguyên nhân sinh lý

  • Trẻ bú không đủ no hoặc quá no
  • Ban ngày vận động nhiều như tập bò, tập đi
  • Trẻ bắt đầu mọc răng gây khó chịu

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7 Mẹo luyện trẻ ngủ xuyên đêm để con sâu giấc lớn nhanh

2. Nguyên nhân bệnh lý

  • Trẻ bị còi xương
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng
  • Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,...
  • Trẻ bị mộng du

3. Các nguyên nhân do sinh hoạt

(nguồn: Freepik)

  • Trẻ quen được bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ nên bị phụ thuộc vào thói quen này khi ngủ.
  • Lịch trình ngủ của trẻ không hợp lý, giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài, trẻ ngủ quá 5h chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.
  • Do điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc, tất cả đều phụ thuộc vác cách bố mẹ rèn luyện thói quen ngủ cho con cũng như chuẩn bị môi trường lý tưởng nhất cho giấc ngủ của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan