Mách mẹ 3 lưu ý giúp bé thay răng đẹp, có hàm răng đều và nụ cười xinh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Làm sao để bé thay răng đẹp" là câu hỏi mà nhiều ba mẹ lo lắng khi con cưng của mình đến tuổi thay răng. Giai đoạn phát triển này của trẻ mang tính cột mốc quan trọng trong cuộc đời. Chính vì thể, ba mẹ cần phải theo dõi sát sao để trẻ có một nụ cười đẹp và phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Quá trình thay răng diễn ra như thế nào?

Quá trình thay răng ở trẻ thường sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi. Đôi khi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ 4 tuổi và ngược lại là muộn khi 8 tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Thứ tự thay răng của bé

Thông thường, thứ tự thay răng cũng sẽ tương tự như lúc mọc răng sữa: Chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Dựa vào thứ tự thay răng như vậy ba mẹ có thể kiểm tra một cách tốt nhất. Tuy nhiên, thứ tự thay răng hàm trên sẽ khác với hàm dưới một chút.

Thứ tự thay răng phổ biến hàm trên là: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và răng cối lớn (răng cấm). Đối với hàm dưới: Răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và các răng cối. Ba mẹ lưu ý rằng răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn nhất) mọc lúc 6 tuổi. Chiếc răng này sẽ không được thay thế. Nghĩa là sẽ không phải cần nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên.

Thời gian thay răng là bao lâu?

Thời gian thay răng sữa thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loại và vị trí của răng. Răng 1 chân thì thời gian thay răng chỉ diễn ra trong vài tuần. Đối với răng nhiều chân như răng cối thì thời gian sẽ lâu hơn, có thể từ 1 đến 2 tháng. Răng được mọc thoải mái thì việc thay răng sẽ ngắn hơn.  Ngoài ra răng bị kẹt trong khe, bị chèn ép bới các răng khác sẽ kéo dài thời gian hơn.

Đến thời gian thay răng, trẻ sẽ có một số thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ có cảm giác trống và thường dùng lưỡi để tác động vào. Việc tác động này sẽ gây ra viêm nhiễm. Ba mẹ cần theo dõi và nhắc nhở để trẻ bỏ thói quen xấu này.

Những lưu ý trong quá trình thay răng

Để trẻ có một nụ cười và sức khỏe răng miệng tốt, ba mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ trong suốt quá trình thay răng. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp ba mẹ thêm phần chăm sóc trẻ đơn giản hơn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo dõi sự phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn

Theo dõi thường xuyên sẽ giúp nhận biết được sự bất thường như: răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng, răng mọc lệch, khoảng cách giữa hai răng cửa quá lớn… Ba mẹ có thể kịp thời đưa trẻ đến nha khoa để khám.

Không tự ý nhổ răng sữa

Răng sữa chỉ nên nhổ khi chúng có dấu hiệu lung lay. Việc tự ý nhổ răng sữa khi chưa đến thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Nhổ sai thời điểm sẽ làm răng mọc lệch, sai hướng, nhiễm trùng chân răng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng

Hình thành được thói quen này sẽ giúp ích cho sự phát triển răng miệng. Đánh răng hằng ngày là một việc vô cùng quan trọng để có hàm răng chắc khỏe. Đặc biệt hơn khi răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn thì ba mẹ càng cần theo dõi hơn. Nhắc nhở trẻ đánh răng hai lần một ngày để ngăn ngừa sâu răng.

Hạn chế các thói quen xấu

Nhắc nhở trẻ không được chạm tay vào lợi khi răng sữa rụng. Ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng cũng sẽ rất có hại cho răng. Trường hợp răng mọc lệch do những thói quen như mút tay, chống cằm, mút ti giả… Để ngăn ngừa tình trạng này ba mẹ nên chú ý và giúp trẻ dần bỏ các thói quen này.

Làm sao để bé thay răng đẹp và những điều cần tránh?

Để tránh bé thay răng sữa mọc lệch thì ba mẹ nên tránh những điều dưới đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống

Ba mẹ nên chọn thực phẩm mềm và dễ nuốt cho trẻ trong quá trình thay răng vĩnh viễn. Những thực phẩm chứa nhiều acid thì hạn chế ăn vì làm xỉn và đen màu răng. Bổ sung canxi giúp cho răng trẻ chắc khỏe và giảm nguy cơ bệnh răng miệng. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn cho con là cá, trứng, sữa…

Chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp

Ba mẹ không nên cho trẻ dùng chung kem đánh răng với người lớn, lượng Flour sẽ làm tổn hại đến men răng. Nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ để bảo vệ răng chắc hơn. Bàn chải đánh răng phải chọn lông mịn, mềm để không tổn thương đến lợi. Tuy nhiên, vẫn phải cần độ cứng một chút để việc làm sạch răng hiệu quả hơn.

Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng đúng cách là chải theo vòng tròn sẽ không làm nướu bị trầy xước, mòn răng. Hướng dẫn đánh răng kĩ 3 mặt: vùng mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Mặt ngoài đánh theo vòng tròn. Mặt trong đặt bàn chải góc 45 độ sau đó vuốt từ trên xuống. Thời gian để đánh răng hiệu quả là từ 1-3 phút để loại bỏ mảng bám thức ăn. Ngoài ra, ba mẹ có thể tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa. Vì chỉ nha khoa có thể làm sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót ở kẽ răng.

Làm sao để bé thay răng đẹp? Qua những chia sẻ ở trên hi vọng đã giúp cho các ba mẹ hiểu hơn về qua trình giúp bé thay răng được chắc khỏe. Bên cạnh đó, để bé có một nụ cười đẹp khi thay răng ba mẹ hãy đưa bé đến nha khoa kiểm tra mỗi 6 tháng 1 lần nữa nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Anh Nguyen