Làm sao dạy con thời hiện đại là câu hỏi lớn. Đó là cách dạy con thời hiện đại là cách dạy trẻ tư duy độc lập và hội nhập với cuộc sống. Điều này hoàn toàn có lợi cho tương lai của trẻ.
Giáo dục không khuyến khích những sai lầm. Nó cũng không nhằm mục đích xử lý các vấn đề do thờ ơ. Giáo dục tốt là việc tổ chức các bài học hiệu quả từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Biến chúng trở thành các bài học cuộc sống. Và dạy con thời hiện đại cũng vậy, đó là một bài học ý nghĩa dành cho cha mẹ. Dưới đây là những nguyên tắc vàng dạy con thời hiện đại, các bạn hãy tham khảo nhé!
Những nguyên tắc vàng dạy con thời hiện đại
Hành vi của cha mẹ có vai trò quan trọng trong nuôi dạy con
Trẻ con học hỏi mọi điều từ thế giới xung quanh chúng. Và ba mẹ chính là tấm gương rõ ràng nhất. Đừng bao giờ nghĩ bạn chỉ giáo dục trẻ qua trò chuyện, dạy học hoặc ra lệnh. Bạn có thể dạy trẻ mọi lúc trong cuộc sống, kể cả khi bạn không ở nhà. Ví dụ, cách bạn ăn mặc, nói chuyện với người khác, đối xử với bạn bè hoặc kẻ thù… Tất cả những hành động này đều ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Bạn đừng nghĩ hành vi của mình không ảnh hưởng gì đến con. Thật ra là vô cùng ảnh hưởng đấy. Nếu muốn dạy con ngoan, trước tiên, ba mẹ cần thay đổi hành vi, thói quen xấu của mình.
Giáo dục cần nghiêm túc, chân thành và thực tế
Nghiêm túc, chân thành và thực tế là 3 yếu tố quan trọng nhất để giáo dục trẻ nhỏ. Sự nghiêm túc ở đây không có nghĩa là sự cứng nhắc khiến bạn khó chịu. Sự chân thành trong giáo dục là dạy trẻ bằng tình yêu và cảm xúc. Tính thực tế trong giáo dục là nuôi dạy con theo điều kiện riêng của gia đình bạn. Đây là những yếu tố quan trọng nhất mẹ cần lưu ý khi nuôi dạy con. Mẹ có thể học hỏi kinh nghiệm dạy con của mọi người. Tùy hoàn cảnh gia đình cũng như tính cách của trẻ, cách giáo dục của bạn cũng sẽ khác.
Cần biết rõ bạn muốn gì từ con
Bạn cần biết rõ mình mong chờ gì ở con. Bạn muốn nuôi dạy con trở thành người như thế nào? Hãy nghĩ về điều này chu đáo và bạn sẽ tìm ra sai lầm của mình.
Con rất cần sự quan tâm
Trẻ nhỏ cần không gian và khoảng thời gian riêng tư. Tuy nhiên, bé còn rất nhỏ, chưa thể kiểm soát hành vi và ý thức của mình. Vậy nên vẫn cần sự theo dõi của ba mẹ. Cho bé thời gian riêng tư. Tất nhiên mẹ vẫn nên nắm những thông tin quan trọng về bé. Như: Bé đang ở đâu, làm gì, ở với ai…
Thưởng – Phạt khôn ngoan
Chúng ta không nên áp dụng thưởng phạt bằng tiền, bạo lực và lời nói thô lỗ. Khi trẻ phạm lỗi, dạy trẻ tìm cách giải quyết hoặc khắc phục sai lầm. Điều này giúp trẻ cảm thấy được an ủi và vui vẻ. Khi trẻ đạt thành quả tốt, công nhận thành quả của trẻ là phần thưởng tốt nhất. Nhằm khích lệ tinh thần và sự cố gắng của trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên lạm dụng những lời khen ngợi hoặc trừng phạt. Nên chú ý không nên phạt trẻ ở trước mặt bạn bè của trẻ hoặc có người lạ.
Dạy con cảm nhận hạnh phúc
Hạnh phúc không đồng nghĩa với hy sinh. Bạn đừng nghĩ mình hy sinh để cho con được hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự là niềm vui và sự lan tỏa hạnh phúc. Nếu bạn thấy vui, năng lượng tích cực sẽ lan tỏa sang con, bé sẽ hạnh phúc. Như vậy, bạn hãy sống trọn vẹn và vui vẻ, có như vậy cả nhà mới vui. Hãy dạy trẻ cách cảm nhận hạnh phúc theo cách riêng của chúng. Thay vì dạy trẻ những chuẩn mực về hạnh phúc trong sách vở.
Giúp đỡ con là niềm vui, không phải trách nhiệm
Chúng ta không nên áp đặt rằng việc giúp đỡ con cái là trách nhiệm nặng nề. Điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực, căng thẳng, lo lắng và buồn chán. Đôi khi trẻ phải học cách tự đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Tự học cách vượt qua thử thách và giải quyết vấn đề của chúng. Thay vì luôn đứng bên cạnh giúp đỡ con, hãy luôn theo dõi những việc con làm. Chỉ cần bạn không bao giờ khiến chúng cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng, đau buồn. Bạn hãy để trẻ biết con không một mình vì mỗi bước đi đều có bạn dõi theo. Chỉ vậy là đủ.
Trên đây là những quy tắc làm sao dạy con trong thời đại ngày nay, các bạn hãy tham khảo và thực hiện. Hãy luôn bên con và là niềm tự hào của con ba mẹ nhé!
Xem thêm:
- KỸ NĂNG XÃ HỘI của trẻ quan trọng hơn điểm A ở trường
- P5 bước phạt tránh gây tổn thương cho trẻ
- 10 phim hoạt hình giáo dục cổ điển cho trẻ em