Làm phụ huynh thời hiện đại chịu rất nhiều sự chi phối của bối cảnh xã hội. Thế giới kỹ thuật số, xã hội văn minh tưởng chừng giúp bạn dễ dàng tiếp cận nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm dạy con nhưng nó lại vô tình tạo lực cản khiến những đứa trẻ không thật sự cảm nhận được niềm vui.
Tìm hiểu, làm rõ những nguyên nhân gây khó khăn cho việc làm phụ huynh thời hiện đại sẽ giúp bạn tìm ra được cách khắc phục:
1. Cái bẫy của hạnh phúc
Bạn ngày càng nghe nhiều người nói về tầm quan trọng để nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc. Bạn tìm kiếm rất nhiều tài liệu để nôi dạy con hạnh phúc. Hãy khoan, bạn cần biết rằng hạnh phúc là hệ quả của một chuỗi nhận thức. Hạnh phúc không phải là mục tiêu cần đạt đến.
Bạn cho con ăn thật nhiều kem, chơi game bất cứ khi nào con muốn, đó chỉ là niềm vui nhất thời của trẻ. Điều quan trọng để một đứa trẻ luôn cảm thấy mình hạnh phúc, bình an chính là bạn phải dạy con những kỹ năng cần thiết như: sống có kỷ luật, kiểm soát tính bốc đồng, quan sát cảm xúc.
2. Mạng xã hội đẩy phụ huynh thời hiện đại đến những cuộc cạnh tranh khốc liệt
Mạng xã hội bùng nổ khiến việc chia sẻ hình ảnh các con trở thành nhu cầu không thể thiếu của bố mẹ. Họ chia sẻ hình ảnh cả nhà vui vẻ, cả nhà đi du lịch lên Facebook, Instagram. Tâm lý bình thường thì những bố mẹ nhà khác sẽ không thấy hoàn toàn thoải mái khi nhìn bức ảnh nhà bạn. Họ càng khó chịu hơn khi đọc được thông điệp bạn gửi gắm rằng con mình có những biểu hiện tốt. Vô tình, các ông bố bà mẹ bước vào cuộc cạnh tranh xem “ai nuôi con thông minh hơn, ai nuôi con mát tay hơn”.
Nếu muốn đăng tải thông tin về con, bạn nên nhớ điều này: Mong muốn của bạn khi nuôi dạy con là gì? Nếu là nuôi dạy những đứa trẻ có sức khỏe tinh thần lành mạnh thì bạn hãy cho con bạn được là chính con, thay vì buộc con phải thể hiện tốt hơn những đứa trẻ khác. Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào chặng đường lớn lên của trẻ và khoe thành tích. Điều đó chỉ khiến bạn xa cách với những người bạn của mình và rơi vào vòng xoáy “khoe thành tích của con”.
3. Thời đại của “bố mẹ trực thăng”
25 trước, chuyện một đứa trẻ quên làm bài tập về nhà là chuyện bình thường nhưng giờ đây, đó lại là chuyện lớn. “Bố mẹ trực thăng” (helicopter parents) chỉ những bố mẹ muôn “lượn lờ” sát bên cạnh, không rời mắt khỏi con và đứa trẻ ấy không bao giờ có cơ hội gây lỗi, không biết thất bại là gì.
Thật ra, chuỗi hành vi dẫn dắt từ nguyên nhân đến hệ quả là người thầy vô cùng vĩ đại. Trẻ sẽ tự rút ra kinh nghiệm, có những kinh nghiệm quý báu chỉ khi trẻ được trực tiếp trải nghiệm.
4. Thánh soi ở khắp nơi
Bố mẹ có thể bị chỉ trích ở khắp nơi, đặc biệt càng nhiều hơn nếu hình ảnh và cách chăm con được đưa lên mạng xã hội. Bạn sẽ bị chí trích khi: cho con bú bình, cho con làm quen với máy tính bảng, không cho con ăn thực phẩm hữu cơ, bị quan tâm thái quá về sự phát triển cảm xúc của bé khi bố mẹ ly hôn.
Chẳng phụ huynh nào muốn nghe những lời lên án từ người khác. Để tránh bị bêu xấu, nhiều phụ huynh phải từ bỏ những thói quen kiểu “chữa lửa”. Vì không muốn mình bị nhiều người trách móc vì để con khóc quấy khi không được điều như ý, bố mẹ nhanh chóng chiều con ngay để đứa trẻ nín khóc. Hoặc vì không muốn trẻ bị điểm kém, bố mẹ hoàn thiện bài tập về nhà giúp trẻ. Điều này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển sự kiên định trong trẻ. Trẻ cũng sẽ dễ dàng thay đổi ý muốn để chiều lòng mọi người.
5. Ma trận sản phẩm dành cho trẻ
Các nhãn hàng cung cấp sản phẩm cho bé đã đánh vào tâm lý phụ huynh, thuyết phục họ tin rằng họ phải mua bằng được một món hàng đó nếu muốn mình là bố mẹ tốt. Bố mẹ nghĩ mình đã mua nhiều món đồ thú vị cho con thì đứa trẻ sẽ phát triển và vui vẻ nhưng sự thật không phải vậy.
Quay trở lại với khái niệm cái bẫy của hạnh phúc ở trên, trẻ cần được xây đắp niềm vui, hạnh phúc từ bên trong và những món đồ chỉ mang đến niềm vui, sự thích thú nhất thời.
6. Trẻ không có cơ hội lắng nghe cảm xúc mình
Một trong những khó khăn của việc làm phụ huynh thời hiện đại là bố mẹ không thể kết nối với con. Phần lớn là vì bố mẹ đã để cho con phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị điện tử. Khi trẻ quấy khóc, phụ huynh dỗ con bằng chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Những thiết bị này không giúp những cảm xúc tiêu cực mất đi mà chỉ là cách né tránh.
Bố mẹ cần chủ động hơn trong việc tạo cơ hội cho con học các kỹ năng về nhận thức, kỹ năng xã hội và kỹ năng cảm xúc.
- Các khái niệm nhầm lẫn trong nuôi dạy con cái
- 8 bí mật về cách nuôi dạy con thông minh mà bạn nên biết
- 62 Quy tắc nuôi dạy con của người Đức – thành người hữu dụng, trách nhiệm và kỷ luật
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!